24/12/2024

Manh mối sự sống ngoài hệ mặt trời trong lòng Thái Bình Dương

Manh mối sự sống ngoài hệ mặt trời trong lòng Thái Bình Dương

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thiên thạch liên sao đầu tiên đâm xuống bề mặt trái đất, theo tài liệu được Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ (USSC) công bố mới đây, theo Đài CNN.

 

 

 

Mô phỏng thiên thể liên sao “lạc” vào hệ mặt trời  NASA

Tháng 9.2017, giới thiên văn học phấn khích trước sự xuất hiện của Oumuamua, mà theo họ là vật thể liên sao đầu tiên được ghi nhận từng xâm nhập hệ mặt trời. Thiên thể bí ẩn xuất phát từ hướng của chòm sao Thiên Cầm, cách Trái đất khoảng 25 năm ánh sáng.

Tuy nhiên, tài liệu của USSC vừa công bố cho thấy Oumuamua trên thực tế không phải vật thể liên sao đầu tiên lọt vào tầm quan sát của nhân loại. Cách đó 3 năm, một thiên thạch liên sao đã lao xuống trái đất.

Xuất phát từ ngoài hệ mặt trời, thiên thạch liên sao có tên CNEOS 2014-01-08 đã trải qua cuộc hành trình dài trước khi lao xuống bờ đông bắc của Papua New Guinea ngày 8.1.2014.

Tốc độ nhanh bất thường

Năm 2019, hai nhà nghiên cứu của Đại học Havard (Mỹ) trong lúc phân tích dữ liệu từ Oumuamua tình cờ phát hiện một thiên thạch di chuyển với tốc độ cực nhanh. Thông tin về vụ va chạm và những manh mối về nguồn gốc bất thường của nó bị quên lãng nhiều năm trong kho dữ liệu về các quả cầu lửa của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).

“Tốc độ cao của nó cho thấy thiên thạch có thể xuất phát từ khu vực bên trong một hệ hành tinh hoặc một hệ sao ở phần đĩa dày của Dải Ngân hà”, theo báo cáo của nghiên cứu sinh Đại học Harvard Amir Siraj và giáo sư Avi Loeb, cựu trưởng khoa thiên văn của Đại học này.

Tuy nhiên, việc xuất bản báo cáo và các cuộc nghiên cứu bình duyệt đã bị hoãn lại do một số dữ liệu cần được tính toán lại thuộc diện tư liệu “mật” của quân đội Mỹ.

Mô phỏng một tiểu hành tinh đang di chuyển trong không gian  NOIRLAB/NSF/AURA

Mới đây, rào cản này cuối cùng cũng được dỡ bỏ. Trung tướng John Shaw, Tư lệnh USSC, đã tiết lộ sự tồn tại của CNEOS 2014-01-08 trong một sự kiện ở bang Colorado. Và các nhà nghiên cứu xác định nó là vật thể đến từ không gian bên ngoài Thái Dương hệ.

Manh mối sự sống liên sao

CNEOS 2014-01-08 có kích thước khiêm tốn, cỡ lò vi sóng. Điều này có nghĩa là phần lớn của nó nhiều khả năng bị thiêu hủy trong quá trình lao qua khí quyển địa cầu. Phần còn lại, nếu có, đã rơi xuống Thái Bình Dương.

Không hề bỏ cuộc, ông Siraj đang phân tích khả năng tìm kiếm những mảnh còn lại của thiên thạch trên thềm biển và có thể tập hợp một đội ngũ tìm cách trục vớt chúng. Còn giáo sư Loeb tin rằng nếu tìm được nó, các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận chứng cứ về sự sống tiềm năng ở các hệ sao khác.

“Thiên thạch tiến nhập hệ mặt trời với tốc độ 60 km/giây”, theo chuyên gia Loeb. Để đạt được tốc độ này, vật thể liên sao phải xuất phát từ vùng gần sao trung tâm, nằm trong khoảng cách giữa mặt trời và trái đất, hoặc trong khu vực cho phép sự sống sinh sôi xung quanh các sao lùn.

Ông Siraj cho rằng nếu có thể tìm được phần còn lại của thiên thạch, nhân loại có thể tiếp cận “chén thánh của các vật thể giữa các vì sao”. Đây có thể là bước đột phá về mặt khoa học, mang đến cơ hội để giới thiên văn học khám phá thêm về những thế giới bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta.

HẠO NHIÊN

TNOManh mối sự sống ngoài hệ mặt trời trong lòng Thái Bình Dương

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thiên thạch liên sao đầu tiên đâm xuống bề mặt trái đất, theo tài liệu được Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ (USSC) công bố mới đây, theo Đài CNN.

Mô phỏng thiên thể liên sao “lạc” vào hệ mặt trời  NASA

Tháng 9.2017, giới thiên văn học phấn khích trước sự xuất hiện của Oumuamua, mà theo họ là vật thể liên sao đầu tiên được ghi nhận từng xâm nhập hệ mặt trời. Thiên thể bí ẩn xuất phát từ hướng của chòm sao Thiên Cầm, cách Trái đất khoảng 25 năm ánh sáng.

Tuy nhiên, tài liệu của USSC vừa công bố cho thấy Oumuamua trên thực tế không phải vật thể liên sao đầu tiên lọt vào tầm quan sát của nhân loại. Cách đó 3 năm, một thiên thạch liên sao đã lao xuống trái đất.

Xuất phát từ ngoài hệ mặt trời, thiên thạch liên sao có tên CNEOS 2014-01-08 đã trải qua cuộc hành trình dài trước khi lao xuống bờ đông bắc của Papua New Guinea ngày 8.1.2014.

Tốc độ nhanh bất thường

Năm 2019, hai nhà nghiên cứu của Đại học Havard (Mỹ) trong lúc phân tích dữ liệu từ Oumuamua tình cờ phát hiện một thiên thạch di chuyển với tốc độ cực nhanh. Thông tin về vụ va chạm và những manh mối về nguồn gốc bất thường của nó bị quên lãng nhiều năm trong kho dữ liệu về các quả cầu lửa của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).

“Tốc độ cao của nó cho thấy thiên thạch có thể xuất phát từ khu vực bên trong một hệ hành tinh hoặc một hệ sao ở phần đĩa dày của Dải Ngân hà”, theo báo cáo của nghiên cứu sinh Đại học Harvard Amir Siraj và giáo sư Avi Loeb, cựu trưởng khoa thiên văn của Đại học này.

Tuy nhiên, việc xuất bản báo cáo và các cuộc nghiên cứu bình duyệt đã bị hoãn lại do một số dữ liệu cần được tính toán lại thuộc diện tư liệu “mật” của quân đội Mỹ.

Mô phỏng một tiểu hành tinh đang di chuyển trong không gian  NOIRLAB/NSF/AURA

Mới đây, rào cản này cuối cùng cũng được dỡ bỏ. Trung tướng John Shaw, Tư lệnh USSC, đã tiết lộ sự tồn tại của CNEOS 2014-01-08 trong một sự kiện ở bang Colorado. Và các nhà nghiên cứu xác định nó là vật thể đến từ không gian bên ngoài Thái Dương hệ.

Manh mối sự sống liên sao

CNEOS 2014-01-08 có kích thước khiêm tốn, cỡ lò vi sóng. Điều này có nghĩa là phần lớn của nó nhiều khả năng bị thiêu hủy trong quá trình lao qua khí quyển địa cầu. Phần còn lại, nếu có, đã rơi xuống Thái Bình Dương.

Không hề bỏ cuộc, ông Siraj đang phân tích khả năng tìm kiếm những mảnh còn lại của thiên thạch trên thềm biển và có thể tập hợp một đội ngũ tìm cách trục vớt chúng. Còn giáo sư Loeb tin rằng nếu tìm được nó, các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận chứng cứ về sự sống tiềm năng ở các hệ sao khác.

“Thiên thạch tiến nhập hệ mặt trời với tốc độ 60 km/giây”, theo chuyên gia Loeb. Để đạt được tốc độ này, vật thể liên sao phải xuất phát từ vùng gần sao trung tâm, nằm trong khoảng cách giữa mặt trời và trái đất, hoặc trong khu vực cho phép sự sống sinh sôi xung quanh các sao lùn.

Ông Siraj cho rằng nếu có thể tìm được phần còn lại của thiên thạch, nhân loại có thể tiếp cận “chén thánh của các vật thể giữa các vì sao”. Đây có thể là bước đột phá về mặt khoa học, mang đến cơ hội để giới thiên văn học khám phá thêm về những thế giới bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta.

 

HẠO NHIÊN

TNO