02/11/2024

Vũ trụ đang giãn nở nhanh hơn

Vũ trụ đang giãn nở nhanh hơn

Nhờ sự hỗ trợ của Kính thiên văn không gian Hubble, một đội ngũ các nhà nghiên cứu đã tổng hợp kho dữ liệu khổng lồ trong nỗ lực giải thích tại sao vũ trụ có vẻ như giãn nở nhanh hơn tính toán của con người.

 

 

 

Vũ trụ đang giãn nở nhanh hơn - ảnh 1
Một số thiên hà trong nhóm này hình thành sau sự kiện Big Bang khoảng 600 triệu năm ESA/NASA

Mới chỉ 13,8 tỉ năm sau sự kiện Big Bang, các nhà thiên văn học lại có thể thấy cách chúng ta…46,1 tỉ năm ánh sáng ở mọi hướng. Tại sao có sự lệch pha như thế? Chứng cứ về tình trạng này tiếp tục được ghi nhận sau nhiều năm, khiến một số nhà nghiên cứu gọi đây là cuộc khủng hoảng chực chờ trong ngành nghiên cứu vũ trụ.

Mới đây, nhóm chuyên gia do nhà thiên văn học Adam Riess (Đại học Johns Hopkins ) dẫn đầu đã tìm được manh mối nhằm giải thích câu đố hóc búa trên.

Phát hiện những hạt mới của vũ trụ

Các nhà nghiên cứu cố gắng đo đạc tốc độ giãn nở hiện tại của vũ trụ theo 2 phương pháp: đo khoảng cách đến những ngôi sao gần trái đất nhất và lập bản đồ quầng sáng có từ thời vũ trụ mới khai sinh.

Hai cách tiếp cận này cung cấp kiến thức cho con người về lịch sử gần 14 tỉ năm của vũ trụ, cũng như một số thành phần tạo nên vũ trụ như ngày nay. Trong số này nổi tiếng nhất là vật chất tối, dạng vật chất vô hình và bí ẩn được cho thúc đẩy vũ trụ giãn nở.

Tuy nhiên, hai biện pháp trên không thống nhất về tốc độ giãn nở của vũ trụ, hiện được cho là 8%. Điều này có nghĩa là vũ trụ đang giãn nở nhanh hơn so với tốc độ tính toán của các nhà thiên văn học.

Vũ trụ đang giãn nở nhanh hơn - ảnh 2
Mô hình vũ trụ đang giãn nở NASA

Theo báo cáo trên chuyên san The Astrophysical Journal, nhà nghiên cứu Riess và nhóm của ông đã sử dụng những dạng sao và các vụ nổ sao băng cụ thể để tính toán khoảng cách giữa trái đất và các thiên hà lân cận.

Họ tập hợp những thông tin quan sát được trong 42 vụ nổ sao băng khác nhau, xây dựng kho dữ liệu lớn hơn gấp đôi so với các báo cáo trước đây. Kết quả phân tích đã xác nhận sự tồn tại của các hạt mới, nhiều khả năng tác động quá trình giãn nở của vũ trụ.

Phần vũ trụ vẫn chưa biết

“Vũ trụ dường như tiếp tục mang đến nhiều ngạc nhiên cho chúng ta. Đó là điều tốt, vì như thế con người luôn có cơ hội học hỏi để hiểu biết thêm”, theo chuyên gia Riess.

Các đo đạc mới nhất bằng Kính Hubble cho thấy dường như có một số dạng vật chất chưa rõ đang tác động lên mọi thứ. Đó là lý do giới thiên văn học đang mong chờ thời điểm Kính thiên văn James Webb được phóng vào không gian, dự kiến ngày 24.12 tới đây.

Khác với Kính Hubble xoay quanh địa cầu ở độ cao 550 km, James Webb sẽ di chuyển đến khoảng cách 1,5 triệu km so với trái đất trước khi vào quỹ đạo quay xung quanh mặt trời. Ở vị trí này, James Webb được kỳ vọng sẽ giúp các nhà thiên văn học kiểm tra những thước đo lâu nay dựa vào Hubble, trước khi có thể rút ra được kết luận liên quan đến tốc độ giãn nở của vũ trụ.

“Chúng tôi đang nỗ lực kiểm tra mọi thứ có thể. Chúng tôi sẽ tìm đến câu trả lời cho vấn đề này”, ông Freedman kết luận.

 

HẠO NHIÊN

TNO