Ngày mới với tin tức sức khoẻ: Phát hiện mối liên quan giữa Covid-19 và tiểu đường
Ngày mới với tin tức sức khoẻ: Phát hiện mối liên quan giữa Covid-19 và tiểu đường
‘Một nhóm chuyên gia về bệnh tiểu đường đã phát hiện bằng chứng mới cho thấy nhiễm Covid-19 cũng làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường’. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khoẻ để xem thêm nghiên cứu này!
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Chuyên gia cảnh báo không nên xuống biển nếu bạn bị tình trạng này; Người bệnh tiểu đường nên ăn loại trái cây nào?; Bắt đầu thử nghiệm vắc xin chống lại nhiều biến thể Covid-19…
Phát hiện mới: Người nhiễm Covid-19 khỏi bệnh có thể khởi phát bệnh tiểu đường
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao hơn. Đồng thời, những người mắc bệnh tiểu đường cũng có nhiều nguy cơ tử vong do Covid-19 hơn.
|
Giờ đây, một nhóm chuyên gia quốc tế về bệnh tiểu đường đã phát hiện bằng chứng mới cho thấy mối liên quan 2 chiều, nhiễm Covid-19 cũng làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường.
Nhiễm Covid-19 có thể kích hoạt sự phát triển của bệnh tiểu đường ở người trước đây không mắc bệnh tiểu đường.
Các bác sĩ nhận thấy nhiều bệnh nhân Covid-19 xuất viện có lượng đường trong máu tăng cao.
Tiến sĩ Edwin J George, Phó giáo sư Nội khoa tại Viện Khoa học y khoa Amala (Ấn Độ), cho biết, khoảng 20-30% bệnh nhân nhiễm Covid-19 nghiêm trọng, sau khi khỏi bệnh đã phát triển bệnh tiểu đường hoặc có lượng đường trong máu tăng cao.
Mặt khác, tiến sĩ George cho biết nhiều bệnh nhân tiểu đường loại 2 – sau khi nhiễm Covid-19 và khỏi bệnh – đã bị nhiễm toan ceton do tiểu đường. Đây là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. F0 khỏi bệnh cần chú ý những dấu hiệu nào và cần làm gì để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường? là nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 2.10.
Nước muối ưu trương 1,1% làm giảm sự nhân lên của Covid-19
Nghiên cứu mới do các chuyên gia thuộc Đại học Sao Paulo (Brazil) thực hiện và được công bố trên tờ ACS Pharmacology & Translational Science (tạm dịch: ACS dược học và khoa học dịch mã) đã chỉ ra dung dịch nước muối ưu trương 1,1% (dung dịch natri clorua 1,1%) có thể giúp ngăn chặn quá trình SARS-CoV-2 (vi rút gây ra dịch Covid-19) nhân lên.
Giáo sư Cristiane Guzzo, thành viên nhóm nghiên cứu, giải thích: “Giảm sự nhân lên của SARS-CoV-2 có nghĩa là giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và các phản ứng viêm đi kèm. Covid-19 là một loại bệnh phức tạp, trong đó bao gồm giai đoạn sao chép của SARS-CoV-2 mà nước muối ưu trương có thể hỗ trợ điều trị. Nếu người bệnh không thuyên giảm thì sau giai đoạn này, các phản ứng viêm toàn thân sẽ xảy ra và gây nguy hiểm”. Bạn đọc có thể xem tiếp thông tin nghiên cứu này trên trang sức khỏe ngày 2.10.
Chuyên gia cảnh báo không nên xuống biển nếu bạn bị tình trạng này
Các quan chức tại Sở Y tế Bang Virginia (Mỹ) đã đưa ra lời khuyên cho những người đi biển vào thời gian này, nếu không chú ý đến nó, bạn có thể bị nhiễm khuẩn nặng, thậm chí tử vong. Cụ thể, các chuyên gia cảnh báo nên tránh xuống biển nếu bạn có vết thương hở.
|
Trong khi dân gian cho rằng nước biển có muối có thể giúp chữa lành vết thương, nhiều chuyên gia khuyến cáo bạn nên tránh đi bơi nếu bị vết thương hở.
Đặc biệt, Sở Y tế Bang Virginia đã đưa ra cảnh báo không nên đi bơi khi bị thương do sự lây lan của vi khuẩn vibrio, có thể gây nhiễm trùng da mô mềm nghiêm trọng.
Họ khuyến cáo đặc biệt thận trọng ở “vùng nước biển lợ và ấm”, nơi có nhiều vi khuẩn vibrio.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết có khá nhiều trường hợp bị nhiễm khuẩn vibrio. Và cũng có không ít người đã chết vì các bệnh nhiễm trùng liên quan đến vi khuẩn vibrio. Những khuyến cáo tiếp theo về tình trạng này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 2.10.
Người bệnh tiểu đường nên ăn loại trái cây nào?
Kiểm soát cơn thèm đường trong khi đối phó với bệnh tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường) là một nhiệm vụ khó khăn, đặc biệt là đối với những người thích ăn ngọt.
|
Ăn trái cây là một trong những cách tốt nhất để giải quyết cảm giác thèm ăn trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bạn.
Ăn trái cây theo mùa và có sẵn tại địa phương có nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ giảm lượng đường và mức độ viêm nhiễm đến chống cao huyết áp, nhờ sự hiện diện dồi dào vitamin và khoáng chất của chúng.
Táo. Táo không chỉ bổ dưỡng và làm no mà theo một nghiên cứu, chúng có liên quan đáng kể đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 nếu tiêu thụ điều độ.
Hãy luôn nhớ câu nói cổ “Một quả táo mỗi ngày giúp bác sĩ tránh xa”, điều này vẫn đúng cho đến nay.
Bơ. Bơ là một nguồn cung cấp chất béo lành mạnh tuyệt vời và hơn 20 loại vitamin và khoáng chất. Chúng cũng giàu chất xơ và có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm những loại trái cây tốt cho người tiểu đường!
M.PHÚC
TNO