27/12/2024

Phát hiện nhà vô địch tốc độ trong số tiểu hành tinh xoay quanh mặt trời

Phát hiện nhà vô địch tốc độ trong số tiểu hành tinh xoay quanh mặt trời

Tiểu hành tinh 2021 PH27 được phát hiện lần đầu vào ngày 13.8, sử dụng camera năng lượng tối (DEC) trang bị trên viễn vọng kính Victor M. Blanco tại Chile.
Tiểu hành tinh mới phát hiện quay 1 vòng quanh mặt trời trong 113 ngày trái đất /// Ảnh chụp màn hình Space.com
Tiểu hành tinh mới phát hiện quay 1 vòng quanh mặt trời trong 113 ngày trái đất  ẢNH CHỤP MÀN HÌNH SPACE.COM
Theo trang Space.com ngày 24.8, các nhà thiên văn học vừa phát hiện một tiểu hành tinh quay quanh mặt trời chỉ mất 113 ngày trái đất, tốc độ quay nhanh nhất của một tiểu hành tinh quanh mặt trời.
Tiểu hành tinh mới được đặt tên là 2021 PH27 và là vật thể thực hiện một vòng quỹ đạo quanh mặt trời với thời gian ngắn thứ 2, sau sao Thủy với 88 ngày.
Tuy nhiên, tiểu hành tinh 2021 PH27 có quỹ đạo hình ê líp hơn so với sao Thủy và do đó đến rất gần mặt trời, với khoảng cách 20 triệu km, so với khoảng cách 47 triệu km của hành tinh gần tâm hệ mặt trời nhất.
Mỗi chu kỳ tiếp cận mặt trời, bề mặt của 2021 PH27 trở nên nóng đến 5000C. Dự báo tiểu hành tinh này sẽ có thể va chạm với mặt trời, sao Thủy hoặc sao Kim trong vài triệu năm tới, nếu không văng ra khỏi quỹ đạo do tương tác lực hấp dẫn.
Tiểu hành tinh 2021 PH27 được phát hiện lần đầu vào ngày 13.8, sử dụng camera năng lượng tối (DEC) trang bị trên viễn vọng kính Victor M. Blanco tại Chile.
Nhóm phát hiện tiểu hành tinh mới được dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Scott Sheppard tại Viện Khoa học Carnegie (Mỹ). Ông và các cộng sự ước tính 2021 PH27 có đường kính khoảng 1 km và có thể xuất phát từ vành đai tiểu hành tinh chính nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc.
Việc quan sát thêm có thể làm sáng tỏ nhiều điều hơn nữa về tiểu hành tinh bí ẩn này, nhưng giới thiên văn sẽ phải chờ thêm vài tháng nữa. 2021 PH27 hiện ở phía bên kia mặt trời so với trái đất và sẽ không tái hiện cho đến đầu năm 2022.
KHÁNH AN
TNO