28/12/2024

Nghiên cứu mới nói gì về triệu chứng Covid-19?

Nghiên cứu mới nói gì về triệu chứng Covid-19?

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, thông tin về dịch bệnh luôn được cập nhật mỗi ngày vì tính biến đổi liên tục của vi rút SARS-CoV-2. Dưới đây là tóm tắt một số nghiên cứu gần đây về dịch Covid-19, theo hãng tin Reuters.
Theo đánh giá dữ liệu từ hơn 350 nghiên cứu tính đến tháng 4.2021, khoảng 1/3 số người mắc Covid-19 không có triệu chứng /// Ảnh minh họa: Shutterstock
Theo đánh giá dữ liệu từ hơn 350 nghiên cứu tính đến tháng 4.2021, khoảng 1/3 số người mắc Covid-19 không có triệu chứng  ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Tình trạng không có triệu chứng rất phổ biến

Theo đánh giá dữ liệu từ hơn 350 nghiên cứu tính đến tháng 4.2021, khoảng 1/3 số người mắc Covid-19 không có triệu chứng. Tình trạng này phổ biến ở trẻ em hơn ở người cao tuổi hoặc người không có bệnh nền. Nhóm nghiên cứu thuộc Trường Y tế Cộng đồng Yale (Mỹ) ước tính khoảng 46,7% trẻ em bị nhiễm bệnh không có triệu chứng.
Điều này rất đáng lo ngại bởi vì nếu chúng ta chỉ dựa vào triệu chứng để đoán xem ai bị nhiễm hay không thì sẽ không phát hiện được. Dịch bệnh có nguy cơ lan rộng hơn. Nhóm nghiên cứu khuyến nghị học sinh vẫn nên đeo khẩu trang và giữ khoảng cách khi đi học lại.

Hút thuốc có thể làm giảm tác dụng của vắc xin

Các nhà nghiên cứu ở Nhật cho biết những người hút thuốc có nguy cơ đáp ứng miễn dịch thấp với vắc xin. Trong một nghiên cứu sơ bộ, các nhà nghiên cứu đã phân tích mức độ kháng thể bảo vệ do vắc xin mRNA của Pfizer và BioNTech tạo ra trên 378 nhân viên y tế từ 32-54 tuổi, đã chích đủ 2 mũi được 3 tháng.
Theo đó, nhóm người lớn tuổi có lượng kháng thể thấp hơn. Ngoài yếu tố tuổi tác, các yếu tố khác liên quan đến mức kháng thể thấp hơn là giới tính nam và hút thuốc. Mức độ kháng thể ở những người từng hút thuốc nhưng đã ngưng cũng cao hơn những người đang còn hút. Điều này cho thấy việc ngừng hút thuốc sẽ làm giảm nguy cơ hiệu giá kháng thể thấp.

Tổn thương phổi vẫn tiếp diễn dù đã chữa khỏi Covid-19

Bạn vẫn gặp các vấn đề hô hấp sau khi khỏi bệnh. Đây là di chứng sau khi phổi bị nhiễm trùng cấp tính.
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu các tế bào máu và tế bào phế quản từ 38 bệnh nhân gặp vấn đề về hô hấp ít nhất 3 tháng sau khi họ xuất viện. Đường thở của họ có số lượng tế bào miễn dịch cao hơn người bình thường, tuy nhiên tế bào này cũng có thể gây tổn thương. Khi tế bào chết và trong quá trình phục hồi mô, chúng cũng có hàm lượng protein cao hơn.
James Harker – đồng tác giả nghiên cứu này, làm việc tại Đại học Imperial College London (Anh) cho biết, tế bào miễn dịch ở một số bệnh nhân rối loạn liên tục và tổn thương các tế bào lót đường dẫn khí, kể cả sau khi người bệnh đã xuất viện vài tháng rồi. Vì thế bạn chớ chủ quan khi tưởng như đã hồi phục.
UYÊN LÊ
TNO