25/12/2024

Công giáo Anh kêu gọi chính phủ quan tâm đến các nạn nhân của cuộc đụng độ 1968-1998

Công giáo Anh kêu gọi chính phủ quan tâm đến các nạn nhân của cuộc đụng độ 1968-1998

Người thân của các nạn nhân của các cuộc đụng độ 1968-1998

Trong những ngày vừa qua, chính phủ Anh đưa ra một luật gọi là “ân xá”, cấm các hành động dân sự và hình sự, cũng như các cuộc điều tra quá khứ, liên quan đến cuộc xung đột vũ trang tại Bắc Ireland từ năm 1968 đến 1998 ở Bắc Ailen, giữa những người muốn gia nhập Ireland và những người muốn ở lại Anh. Nhận thấy luật làm cho các nạn nhân thấy mình bị phản bội vì bị từ chối công bằng cho họ và cho người thân yêu của họ, Đức cha Donal McKeown, Giám mục Derry, lên tiếng phản đối, vì ngài cho rằng đây là

Đại diện chính phủ không nói rõ ràng về “ân xá”, nhưng về thời hiệu cho những tội ác liên quan đến những năm đó, thì cần phải thay đổi, bởi vì các cuộc điều tra được thực hiện cho đến nay hầu như khó có thể đưa những người có trách nhiệm ra trước công lý. Thực tế, có khoảng 1.200 trường hợp vẫn còn đang giải quyết và phải mất 20 năm nữa. 20 năm xung đột đã dẫn đến 3.500 người chết, nhưng cho đến nay chỉ có 9 người bị truy tố và chỉ một bản án được tuyên. Hơn nữa, Văn phòng Công tố Bắc Ireland đã thông báo ý định rút lại các thủ tục tố tụng đối với 2 cựu binh sĩ vì các vụ giết người xảy ra vào năm 1972.

Trong một tuyên bố, Đức cha Donal McKeown nhắc lại rằng, phần lớn các nạn nhân của các cuộc đụng độ này, không phải là những người đang chiến đấu, nhưng là thường dân. Và thật đáng lo ngại khi các nạn nhân và những người sống sót, những người đã phải trả giá cao cho nền hoà bình mong manh, một lần nữa cảm thấy bị gạt ra bên lề và bị bỏ rơi.

Ngài nói thêm: “Chúng ta biết có cám dỗ che giấu sự thật, bởi vì những bí mật đen tối thường không được đón nhận. Và mục đích các đề xuất của chính phủ là để ngăn chặn nhiều thiếu sót về những góc tối của một cuộc chiến bẩn thỉu. Điều này bảo vệ danh tiếng của các chiến binh, nhưng không giúp xoa dịu nỗi đau của các nạn nhân. Thực tế, một luật nhằm mục đích bảo vệ cảm xúc của người có tội đối với các nạn nhân, không thể xoá bỏ được nỗi đau, trái lại làm cho vết thương vẫn mở.”

Đây không phải là lần đầu tiên, Giáo hội Công giáo liên tiếng bảo vệ các nạn nhân, trước đó vào tháng 4/2020, các Giám mục Công giáo Bắc Ireland đã lên tiếng phê bình cách tiếp cận của chính phủ Anh đối với di sản của quá khứ. Giáo hội cũng bày tỏ hy vọng về quyền tiếp cận công lý công bằng cho tất cả mọi người và đạt được sự hòa giải đích thực vì một nền hoà bình công bằng và ổn định, trong một bối cảnh minh bạch và bình đẳng.

Đức cha Martin kết luận: “Trong khi chính phủ Anh hiện đang phải đối diện với những chỉ trích từ khắp nơi liên quan đến quyết định đơn phương này, chúng ta phải tự hỏi liệu luật đưa ra này có đem lại lợi ích gì?” (CSR_5028_2021)

Ngọc Yến