23/01/2025

Người thuộc nhóm máu nào dễ bị ung thư nhất?

Người thuộc nhóm máu nào dễ bị ung thư nhất?

Nếu bạn thuộc nhóm máu này, hãy cẩn thận với nguy cơ ung thư dạ dày. Vì ung thư là căn bệnh khó cứu, chỉ khi phát hiện bệnh sớm mới có cơ hội sống sót cao hơn.
Nhóm máu là một trong những yếu tố có thể dẫn đến nguy cơ ung thư cao hơn /// Shutterstock
Nhóm máu là một trong những yếu tố có thể dẫn đến nguy cơ ung thư cao hơn  SHUTTERSTOCK
Nhưng quả thật ung thư rất khó được phát hiện, đó là lý do tại sao mọi người nên biết tất cả các yếu tố dẫn đến nguy cơ ung thư cao hơn. Và theo một số nghiên cứu, nhóm máu có thể là một trong những yếu tố đó.
Dựa trên nhiều nghiên cứu, người có nhóm máu A thực sự có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn, theo Best Life.
Người thuộc nhóm máu nào dễ bị ung thư nhất? - ảnh 1

Người thuộc nhóm máu A có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn ẢNH SHUTTERSTOCK

Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết những người có nhóm máu A có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn. Nhiều nghiên cứu đã xác nhận điều này, một trong những nghiên cứu gần đây nhất là nghiên cứu năm 2017 được công bố trên PLOS One. Theo nghiên cứu này, những người có nhóm máu A có nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn đến 26% so với người có nhóm máu B và O, theo Best Life.
Người có nhóm máu A cũng có thể có nguy cơ cao bị ung thư đường tiêu hóa.
Nghiên cứu năm 2017 cho thấy khi so sánh với nhóm máu A, những người có nhóm máu không phải A – có nguy cơ ung thư đường tiêu hóa thấp hơn 20%, đặc biệt cả ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng, theo Best Life.
Theo các nhà nghiên cứu, tương tự như ung thư dạ dày, những người có nhóm máu A có nguy cơ ung thư đại trực tràng tăng đáng kể so với những người không phải nhóm máu A.

Nguyên nhân tại sao?

Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết vẫn chưa biết rõ nguyên nhân khiến nhóm máu A có nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn.
Tuy nhiên, các chuyên gia tại trang web về y tế – WebMD, nói rằng nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết nguyên nhân có thể là do người có nhóm máu A dễ nhiễm vi khuẩn HP hơn, theo Best Life.
Loại nhiễm trùng này là do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) xâm nhập vào cơ thể và lưu trú trong đường tiêu hóa.
Sau nhiều năm, chúng có thể gây loét trong niêm mạc dạ dày hoặc phần trên của ruột non. Đối với một số người, nhiễm trùng có thể dẫn đến ung thư dạ dày, trang WebMD giải thích.
Theo một báo cáo năm 2017 từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), tỷ lệ sống sót đối với căn bệnh ung thư dạ dày là khá thấp. Tỷ lệ sống sót sau 1 năm được ước tính là hơn 53%, trong khi tỷ lệ sống sót sau 3 năm là gần 34% và sau 5 năm chỉ còn 29%, theo Best Life.
Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với các loại ung thư khác, như: Ung thư thận có tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 75%; Ung thư tuyến giáp có tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 98%; Và thậm chí là ung thư não, vẫn có tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 35%, theo dữ liệu từ Hiệp hội Ung thư Mỹ, theo Best Life.
THIÊN LAN
TNO