Phát hiện hố đen gần Trái đất nhất

Phát hiện hố đen gần Trái đất nhất

Các nhà khoa học đã phát hiện một trong những hố đen nhỏ nhất từng được ghi nhận trong lịch sử khám phá vũ trụ, và nguy hiểm hơn nữa, nó cũng nằm gần Trái đất nhất.

 

 

Mô phỏng hố đen Kỳ Lân và bạn đồng hành /// Đại học bang Ohio
Mô phỏng hố đen Kỳ Lân và bạn đồng hành ĐẠI HỌC BANG OHIO
Các nhà nghiên cứu đã đặt biệt danh cho hố đen mới là “Kỳ Lân”, vì cho đến nay nó là hố đen đặc biệt nhất, và một phần nó được tìm thấy trong chòm sao Monoceros (tức Kỳ Lân), theo báo cáo đăng trên chuyên san Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.
Trưởng nhóm nghiên cứu Tharindu Jayasinghe, nghiên cứu sinh của Đại học bang Ohio (Mỹ), cho hay hố đen Kỳ Lân có khối lượng gấp 3 lần mặt trời, có nghĩa là thuộc dạng nhỏ so với các hố đen khác.
Kỳ Lân cách Trái đất khoảng 1.500 năm ánh sáng, vẫn trong phạm vi của Dải Ngân hà. Cho đến nay, chỉ có vài hố đen dạng này được tìm thấy.
Trên thực tế, nhóm của Đại học bang Ohio không trực tiếp “thấy” hố đen đó, nhưng dựa vào sự tương tác của nó với bạn đồng hành là một sao khổng lồ đỏ. Nói đơn giản, hố đen và đồng bạn liên kết với nhau bằng trọng lực.
Vào thập niên trước, các nhà thiên văn học và vật lý học thiên thể luôn tự hỏi liệu hố đen siêu nhỏ có tồn tại trong vũ trụ, vì họ không tìm ra chúng.
Cách đây khoảng 18 tháng, một đội ngũ nghiên cứu cũng thuộc Đại học bang Ohio thu thập được chứng cứ rõ ràng cho thấy vũ trụ vẫn có dạng hố đen trên. Điều này thúc giục ông Jayasinghe và đồng sự bắt tay vào nỗ lực truy tìm hố đen siêu nhỏ, và thế là họ tìm được Kỳ Lân.
HẠO NHIÊN
TNO