23/01/2025

Gần 6 triệu con lợn chết vì dịch tả lợn châu Phi, Việt Nam sắp có vắc xin

Gần 6 triệu con lợn chết vì dịch tả lợn châu Phi, Việt Nam sắp có vắc xin

Theo Bộ NN-PTNT, nếu thuận lợi, quý cuối 2, đầu quý 3 năm nay, Việt Nam sẽ có vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi thương mại.
Việt Nam đã hoàn thiện quy trình sản xuất vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi /// Ảnh Ngọc Thắng
Việt Nam đã hoàn thiện quy trình sản xuất vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi    ẢNH NGỌC THẮNG
Đó là thông tin Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến công bố tại cuộc làm việc với một số đơn vị thuộc Cục Chăn nuôi và Thú y diễn ra chiều 23.2 về kết quả nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi.
Đến nay, Việt Nam đã hoàn thiện quy trình sản xuất và đông khô vắc xin, bước đầu sản xuất 5 lô với số lượng hơn 100.000 liều, đồng thời xác định được liều tiêm, thời điểm tiêm thích hợp.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, ngay sau khi Mỹ công bố kết quả nghiên cứu, chọn lọc được chủng vi rút để sản xuất vắc xin, Bộ NN-PTNT chỉ đạo Cục Thú y cùng với một số doanh nghiệp chủ động hợp tác chặt chẽ với đối tác Mỹ để tiếp nhận chủng giống, tổ chức nghiên cứu, đánh giá an toàn và hiệu lực của vắc xin.
Theo thông tin từ Công ty Navetco, sau 5 lần thí nghiệm, vắc xin có khả năng bảo hộ 100% số lợn được tiêm và công cường độc trong phòng thí nghiệm. Còn trong điều kiện sản xuất cho thấy, vắc xin đã bảo hộ được 80% số lợn được tiêm, công cường độc đang tiếp tục theo dõi trong khoảng thời gian 3 tháng rưỡi sau tiêm.
Cũng tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ đạo Cục Thú y xây dựng kế hoạch chi tiết, phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ kiểm nghiệm, khảo nghiệm và đăng ký lưu hành vắc xin.
Lãnh đạo Bộ NN-PTNT yêu cầu tổ chức đánh giá vắc xin theo tinh thần khẩn trương nhất, tích cực nhất để sớm có vắc xin phục vụ sản xuất, nhưng phải đáp ứng yêu cầu khoa học, bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả và tuân thủ đúng theo quy định.
“Trong tuần này, Bộ NN-PTNT sẽ ký quyết định thành lập Hội đồng khoa học đánh giá về nghiên cứu và sản xuất vắc xin dịch tả lợn châu Phi. Nếu mọi điều kiện thuận lợi thì dự kiến cuối quý đầu quý 2 và đầu quý 3 Việt Nam sẽ có vắc xin dịch tả lợn châu Phi thương mại để sử dụng trong ngành chăn nuôi”, ông Tiến nói.
Dịch tả lợn châu Phi được ghi nhận tại Việt Nam từ tháng 3.2019. Chỉ trong năm 2019, dịch bệnh nguy hiểm này đã lan rộng khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước, làm chết 5,96 triệu con lợn. Đây là thiệt hại chưa từng thấy trong lịch sử ngành chăn nuôi. Số lượng lợn đã tiêu hủy đã chiếm 10% tổng đàn lợn cả nước khiến giá thịt lợn liên tục tăng cao trong một thời gian dài.
PHAN HẬU
TNO