27/12/2024

Bất ngờ phát hiện bầy hố đen ‘lúc nhúc’ bên trong cụm sao cầu già cỗi

Bất ngờ phát hiện bầy hố đen ‘lúc nhúc’ bên trong cụm sao cầu già cỗi

Trong lúc tìm kiếm dấu vết của một dạng hố đen hiếm, kính viễn vọng không gian Hubble bất ngờ phát hiện một thứ gì đó càng hiếm hơn và vô cùng kỳ quặc: một bầy đàn hố đen cỡ nhỏ đang chen chúc nhau.

 

 

 

Mô phỏng các hố đen cỡ nhỏ đang tập trung ở lõi NGC 6397 /// NASA
Mô phỏng các hố đen cỡ nhỏ đang tập trung ở lõi NGC 6397 NASA
Cách Trái đất khoảng 7.800 năm ánh sáng, cụm sao cầu NGC 6397 đang là mục tiêu chú ý của các nhà thiên văn học thế giới, theo website nasa.gov hôm 11.2.
Dữ liệu do kính viễn vọng Hubble truyền về cho thấy, lần đầu tiên nhân loại chứng kiến sự tồn tại của một bầy đàn hố đen bên trong cụm sao cầu bị sụp đổ phần lõi thuộc chòm sao Thiên Đàn.
Các cụm sao cầu là những tập hợp hình cầu, với các ngôi sao xoay xung quanh tâm thiên hà như kiểu vệ tinh. Những hệ này đặc biệt chật chội do các ngôi sao nằm sát nhau, và thường vô cùng già cỗi. Cụm NGC 6397 là một ví dụ điển hình, có tuổi đời gần ngang ngửa vũ trụ.
Bất ngờ phát hiện bầy hố đen ‘lúc nhúc’ bên trong cụm sao cầu già cỗi - ảnh 1

Ảnh chụp của Hubble cho thấy khu vực tập trung các hố đen cỡ nhỏ ESA/HUBBLE

Vào thời điểm bắt tay vào dự án nghiên cứu lõi của NGC 6397, bộ đôi chuyên gia Eduardo Vitral và Gary A. Mamon của Viện Vật lý Thiên thể Paris (Pháp) kỳ vọng sẽ phát hiện được manh mối về một hố đen tầm trung (IMBH), được xếp vào nhóm trung gian giữa một bên là các siêu hố đen, và bên còn lại là hố đen khối lượng cỡ sao.

Tuy nhiên, thay vì tìm được một ứng viên IMBH, họ lại phát hiện một thứ quái đản hơn: một bầy các hố đen cỡ sao tập trung ở lõi của cụm sao cầu, theo báo cáo đăng tải trên chuyên san Astronomy & Astrophysics.
“Cuộc nghiên cứu của chúng tôi là báo cáo đầu tiên phát hiện sự hiện diện của các hố đen ở lõi bị sụp đổ của một cụm sao cầu”, theo chuyên gia Vitral.
HẠO NHIÊN
TNO