28/12/2024

Chủ nhân Nobel Vật lý 2020: Vũ trụ từng tàn lụi và tái sinh

Chủ nhân Nobel Vật lý 2020: Vũ trụ từng tàn lụi và tái sinh

Nhà toán học và vật lý học Roger Penrose của Đại học Oxford (Anh), chủ nhân giải Nobel Vật lý năm 2020, cho rằng sự kiện Big Bang không hề khởi đầu cho vũ trụ của chúng ta, mà phải có thứ gì trước đó nữa.

 

 

 

Mô phỏng vụ nổ Big Bang /// NASA
Mô phỏng vụ nổ Big Bang NASA
Theo trang Nobelprize.org, phân nửa giải thưởng Nobel Vật lý năm 2020 được trao cho huân tước Roger Penrose, giáo sư danh dự của Đại học Oxford, nhờ vào công trình nghiên cứu về hố đen.
Trao đổi với báo The Telegraph (UK) hôm 10.10 sau khi được trao giải Nobel, giáo sư Penrose khẳng định sự kiện Big Bang “không phải là sự bắt đầu”.
“Có điều gì đó trước Big Bang, và sẽ có gì đó tương tự chờ đợi chúng ta trong tương lai”, theo suy đoán của vị giáo sư.
Lâu nay, giới thiên văn học luôn cho rằng sự kiện Big Bang là vụ nổ lớn khai sinh vũ trụ cách đây gần 14 tỉ năm và nhiều giả thuyết được đặt ra dựa trên sự kiện này.
“Vũ trụ của chúng ta đang tiếp tục nở rộng, và theo đó tất cả khối lượng vật chất đều bị phân hủy. Theo giả thuyết điên rồ của bản thân tôi, tương lai của vũ trụ sẽ lại là một Big Bang cho sự tái sinh kế tiếp”, ông Penrose bổ sung.
Để chứng minh cho luận điểm của mình, giáo sư Anh cho hay con người ngày nay vẫn có thể quan sát chứng cứ về sự tồn tại của vũ trụ xưa cũ, dựa trên hiện tượng gọi là “Điểm của Hawking”.
“Điểm của Hawking” có kích thước lớn gấp 8 lần đường kính của mặt trăng, và chủ nhân Nobel Vật lý 2020 cho hay đã phát hiện ít nhất 6 điểm tương tự, mà theo ông chính là tàn tích còn lại của các hố đen bị hủy diệt vào lúc vũ trụ trước đó tàn lụi.
HẠO NHIÊN
TNO