Đài The Weather Channel ngày 10.7 dẫn báo cáo về khí hậu trong 5 năm tới của Tổ chức Khí tượng
thế giới (WMO) dự báo
nhiệt độ toàn cầu có thể tăng thêm ít nhất 1 độ C so với thời tiền công nghiệp. Thậm chí WMO dự báo có 20% khả năng nhiệt độ tăng thêm đến 1,5 độ C so với mức trung bình của giai đoạn 1850 – 1900. Trên thực tế, 5 năm qua đã là giai đoạn nóng kỷ lục từng được tổ chức này ghi nhận.
Nắng nóng, mưa lũ bất thường
Mưa lũ chuyển sang phía đông Trung Quốc
Tờ South China Morning Post ngày 10.7 đưa tin đợt mưa lũ nghiêm trọng tại miền nam Trung Quốc đang chuyển dần sang các tỉnh phía đông dọc sông Dương Tử. Mưa lũ tại tỉnh An Huy trong tuần qua khiến 147.000 người phải sơ tán và khiến hơn 2.000 ngôi nhà bị hư hỏng. Còn ở tỉnh Giang Tây, hơn 151.000 người phải sơ tán và gần 2.000 ngôi nhà bị thiệt hại do mưa lũ chỉ trong 2 ngày qua. Nhiều khu vực thuộc 7 tỉnh dọc sông Dương Tử hứng đợt mưa to từ ngày 4.7, theo Tân Văn xã dẫn thông báo từ Trung tâm khí tượng quốc gia Trung Quốc, đồng thời cảnh báo mưa to sẽ tiếp diễn trong vài ngày tới.
Dữ liệu tổng hợp từ hơn 36.000 trạm khí tượng trên toàn cầu cho thấy trái đất đang tiếp tục ấm lên, với các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, mưa lớn xảy ra thường xuyên, cường độ cao và kéo dài hơn trước. Theo trang The Conversation, nghiên cứu dựa trên dữ liệu toàn cầu và phân tích 29 chỉ số thời tiết cực đoan từ năm 1950 đến nay cho thấy những ngày nhiệt độ cao hơn mức trung bình đang xảy ra nhiều hơn. Chẳng hạn tại Úc, nhiệt độ trên 50 độ C không chỉ được ghi nhận ở đô thị mà còn xảy ra ở các vùng nông thôn. Nắng nóng góp phần khiến những trận cháy rừng ở Úc trong hơn 1 năm qua gây thiệt hại lớn, với ít nhất 34 người thiệt mạng, 18,6 triệu ha bị thiêu rụi, hơn 5.900 ngôi nhà bị thiệt hại. Ước tính khoảng 1 tỉ động vật thiệt mạng và nhiều loài nguy cấp đang tiến gần hơn đến bờ vực tuyệt chủng, bên cạnh ô nhiễm không khí nghiêm trọng và doanh thu từ du lịch cũng bị giảm.
Lực lượng cứu hộ sơ tán người dân trong lũ tại tỉnh Giang Tây, Trung Quốc vào ngày 8.7 ẢNH: AFP
|
Hiện tượng thời tiết bất thường còn xảy ra ở Nam Mỹ khi WMO vừa công bố kỷ lục tia sét dài 709 km từ đông bắc Argentina, xuyên miền nam Brazil và vạch ngang bầu trời Đại Tây Dương, được ghi nhận vào ngày 31.10.2019. Cũng tại Argentina, tia sét có thời gian lâu nhất là 16,73 giây được ghi nhận vào ngày 4.3.2019.
Trong khi đó, theo Đài CCTV, Trung Quốc đang hứng đợt mưa lớn kéo dài bất thường tại các tỉnh phía nam trong hơn 1 tháng qua, khiến ít hơn 130 người thiệt mạng, bên cạnh thiệt hại về nhà cửa, mùa màng, trong khi hệ thống đập thủy điện lớn trên nhiều sông buộc phải khẩn cấp xả lũ.
Khẩn cấp ứng phó
Báo cáo của Đài khí tượng Trung Quốc đưa ra năm ngoái cho thấy tần suất xảy ra mưa lớn và nhiệt độ cao tăng liên tục trong 6 thập niên qua. Theo chuyên gia Lưu Tuấn Ngạn thuộc Tổ chức Greenpeace, đợt lũ bất thường ở Trung Quốc nằm trong hàng loạt hiện tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu. “Cần khẩn cấp tăng cường hệ thống cảnh báo sớm về các hiện tượng thời tiết này, đánh giá các nguy cơ về khí hậu tại các thành phố và cải thiện hệ thống kiểm soát lũ”, Bloomberg dẫn lời ông Lưu khuyến nghị.
Cháy rừng tại bang New South Wales ở Úc vào tháng 11.2019 ẢNH: REUTERS
|
Hiện tượng thời tiết bất thường còn xảy ra ở Nam Mỹ khi WMO vừa công bố kỷ lục tia sét dài 709 km từ đông bắc Argentina, xuyên miền nam Brazil và vạch ngang bầu trời Đại Tây Dương, được ghi nhận vào ngày 31.10.2019. Cũng tại Argentina, tia sét có thời gian lâu nhất là 16,73 giây được ghi nhận vào ngày 4.3.2019.
Theo trang Carbon Brief, nhiều nghiên cứu cho thấy tác động của
biến đổi khí hậu đối với kinh tế cũng như môi trường sống của con người đã bị đánh giá thấp. Các chuyên gia cho rằng những mất mát và thiệt hại về
tài chính, xã hội từ tác động của khí hậu là điều không thể tránh khỏi. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh đàm phán về khí hậu giữa các nước nhằm giảm phát thải khí nhà kính và những tác động khác của con người đối với môi trường, giảm thiểu những hiện tượng thời tiết cực đoan.