23/01/2025

NASA hợp tác Lực lượng không gian Mỹ sẵn sàng đối phó tiểu hành tinh

NASA hợp tác Lực lượng không gian Mỹ sẵn sàng đối phó tiểu hành tinh

Chỉ một ngày sau Ngày Tiểu hành tinh Thế giới vào 30.6, Trung tâm Nghiên cứu Các vật thể Gần Trái đất (CNEOS) của NASA cảnh báo 2 thiên thể đang lao đến sân sau của Trái đất.

 

 

 

Minh họa môt vụ va chạm bắn phá tiểu hành tinh /// NASA
Minh họa môt vụ va chạm bắn phá tiểu hành tinh NASA
“Vị khách không mời đầu tiên” là 2019 AC3, bề ngang 21m, thuộc lớp Apollo và di chuyển với tốc độ 12.875 km/giờ và lao đến điểm cách Trái đất khoảng 4 triệu km vào 17 giờ 10 hôm 1.7 (giờ Việt Nam) trước khi tiếp tục cuộc hành trình của nó, theo Space.com.
Bám theo 2019 AC3 là 2020 MK3 gần gấp đôi kích thước (với bề ngang 41m) lẫn tốc độ (30.577 km/giờ).
Vào 2 giờ 27 rạng sáng 2.7 (giờ Việt Nam), tiểu hành tinh thuộc lớp Aten tiếp cận địa cầu với khoảng cách 708.000 km, gấp 1,5 lần so với khoảng cách giữa Trái đất và mặt trăng.
Sự xuất hiện của 2019 AC3 và 2020 MK3 trùng với thời điểm NASA ký kết thỏa thuận với Lực lượng không gian Mỹ để hợp lực tài nguyên phục vụ cho nỗ lực theo dõi các vật thể gần Trái đất, từ đó chuẩn bị tốt hơn trước nguy cơ tiểu hành tinh tấn công địa cầu.
Đến cuối năm 2022, NASA sẽ thực hiện sứ mệnh DART, thử nghiệm chuyển hướng đi của tiểu hành tinh bằng việc đâm tàu vũ trụ vào mục tiêu. Đối tượng của DART là Dimorphos, tiểu hành tinh đang xoay quanh tiểu hành tinh lớn hơn có tên là Didymos.
Đây là sứ mệnh đầu tiên để thử nghiệm phương pháp chuyển hướng đi của tiểu hành tinh, dự kiến sẽ diễn ra cách Trái đất khoảng 11 triệu km.
HẠO NHIÊN
TNO