26/12/2024

ĐHY Turkson kêu gọi Giáo hội quan tâm đến những nhu cầu mục vụ của tín hữu

ĐHY Turkson kêu gọi Giáo hội quan tâm đến những nhu cầu mục vụ của tín hữu

ĐHY Turkson (@VaticanMedia)

Đức Hồng y Peter Turkson đã kêu gọi các mục tử của Giáo hội và các cộng tác viên của các ngài chú ý đến các nhu cầu mục vụ tinh tế của cộng đoàn của mình.

Sự kỳ thị vì Covid-19

Phát biểu tại một cuộc họp báo với Vatican Media được tổ chức hồi đầu tuần này, có chủ đề “Chuẩn bị tương lại thông qua các Giáo hội địa phương vào thời điểm của dịch Covid-19”, Đức Hồng y Peter Turkson, Tổng trưởng Bộ Phục vụ và Phát triển Con người Toàn diện, đã nói: “Ngoài việc phân phát lương thực cho những người dễ bị tổn thương, còn có những vấn đề tinh tế khác (liên quan đến Covid-19) như sự kỳ thị. Nó không được nói đến nhiều, nhưng ví dụ, ở Nam Phi, nó là một mối quan tâm. Người dân bị đuổi ra khỏi nhà vì họ bị nghi ngờ nhiễm Covid-19, và người ta sợ rằng họ sẽ lây nhiễm cho người khác. Sự kỳ thị cũng là điều mà Bộ của chúng tôi đang bàn đến.”

Thông tin chính xác của truyền thông

Đức Hồng y Turkson nhấn mạnh rằng trong khi tất cả các công việc từ thiện mà Giáo hội tham gia là cần thiết, thì đại dịch Covid-19 là một hiện tượng toàn cầu gây nên các hậu quả về xã hội. Ngài nói rằng Giáo hội phải tìm ra những cách sáng tạo để phổ biến thông tin chính xác khi đề cập đến các bài phát biểu phân biệt đối xử, thù hận và thực sự kỳ thị.

Gần gũi với nỗi đau của các gia đình

Tiếp đến, nói về nhiều gia đình đã mất người thân và không thể đồng ý về việc từ biệt hay chôn cất người thân theo cách thích hợp, Đức Hồng y muốn Giáo hội cần phải gần gũi những gia đình như vậy. Ngài nói: “Cảm thông với những người mất người thân… Việc an táng trong những ngày này được làm trong hoàn cảnh khủng khiếp. Những người thân không có cơ hội gần người thân yêu ngay cả khi họ qua đời và được an táng.”

Sự kỳ thị tại Châu Phi

Trong cuộc phỏng vấn mới đây, Đức cha Joseph Kizitko của Giáo phận Aliwal ở Nam Phi đã nói về việc Giáo hội chống lại sự kỳ thị liên quan đến virus corona. Sự kỳ thị không chỉ là vấn đề của Nam Phi. Ở nhiều quốc gia, đã có những sự cố về những người khỏi bệnh được nêu tên trên phương tiện truyền thông xã hội, khiến họ bị xã hội xa lánh. Nhân viên y tế làm việc với bệnh nhân Covid-19 cũng phải đối mặt với sự phân biệt đối xử.

Hồng Thuỷ