25/12/2024

Tài liệu tĩnh tâm – Hướng tới sự trưởng thành toàn diện – Bài 26: Giấc ngủ bình an

Nhiều người chúng ta đã coi thường giấc ngủ, ngủ không đủ giờ, hoặc ngủ không đúng giờ theo đồng hồ sinh học của cơ thể do áp lực của công việc, do những đam mê thúc đẩy, nên đã làm thương tổn đến sức khoẻ toàn diện của mình. Vì thế, trong phạm vi bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về giấc ngủ để có thể tìm được một giấc ngủ bình an.

Hướng tới
sự trưởng thành toàn diện

Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Tài liệu tĩnh tâm – 3/2020

PHẦN III
NẾP SỐNG VĂN HOÁ VIỆT NAM (tt)

Bài 26
Giấc ngủ bình an

Lời mở

Ngủ là một hành động hết sức cần thiết cho sức khoẻ con người. Qua giấc ngủ, các tế bào có thời gian để phát triển, các mô có thời gian để phục hồi, nhất là các mô thần kinh, các hệ cơ quan như hệ tiêu hoá, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp có thời gian được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nhiều người chúng ta đã coi thường giấc ngủ, ngủ không đủ giờ, hoặc ngủ không đúng giờ theo đồng hồ sinh học của cơ thể do áp lực của công việc, do những đam mê thúc đẩy, nên đã làm thương tổn đến sức khoẻ toàn diện của mình. Vì thế, trong phạm vi bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về giấc ngủ để có thể tìm được một giấc ngủ bình an.

ngu ngon

1. Ngủ là gì?

Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, Ngủ là nhắm mắt lại, tạm dừng mọi hoạt động chân tay và tri giác, bắp thịt dãn mềm, các hoạt động hô hấp, tuần hoàn chậm lại, toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi – một trạng thái sinh lý thường có tính chất chu kỳ theo ngày đêm[1].

f5a4d29a0ba0edfeb4b1

Phân tích định nghĩa trên đây chúng ta thấy người ta chỉ mới mô tả ngủ như một hoạt động thường có của con người, nhưng chưa định nghĩa thật sự ngủ là gì. Ngủ không phải là nhắm mắt, vì có một số người khi ngủ chỉ khép hờ đôi mắt hay có khi mở to mắt như Trương Phi trong truyện Tam Quốc Chí chương 81, khiến hai thuộc hạ lo sợ không dám giết ông.

Ngủ là hoạt động tự nhiên theo định kỳ mà những cảm giác và vận động tạm thời bị hoãn lại một cách tương đối, với đặc điểm dễ nhận thấy là cơ thể bất tỉnh hoàn toàn hoặc một phần và sự bất động của hầu hết các cơ bắp[2]. Giấc ngủ là một trạng thái đồng bộ cao, tăng cường sự tăng trưởng và trẻ hoá hệ thống miễn dịch, thần kinh, xương và hệ thống cơ bắp. Rất cần thiết cho sự sống đối với tất cả các động vật có vú, tất cả các loài chim, nhiều loại bò sát.

Meo ngu

Có người ngủ mà đầu óc vẫn suy nghĩ nên khi thức dậy cảm thấy mệt mỏi hơn khi thức. Có những người không ngủ, nằm hay ngồi, giữ nhịp thở đều, tâm trí thanh thoát, nên cảm thấy thoải mái, khoẻ khoắn, giống như tâm trạng của những thiền sư hầu như không ngủ trong ba tháng an cư kiết Hạ.

Nếu đo bằng điện não đồ, ta sẽ phân biệt được ngủ nông và ngủ sâu. Điện não đồ sẽ báo trên màn hình để ta thấy những bước sóng ngắn và dày khi ta thức và có suy nghĩ, bước sóng rộng và thưa khi ngủ nông, bước sóng rộng nhất và thưa nhất khi ngủ sâu. Ngủ nông là tình trạng của người đã đi vào giấc ngủ nhưng trí não vẫn hoạt động một cách nào đó. Còn ngủ sâu là trí não hầu như ở trong trạng thái thư dãn hoàn toàn.

5c9197ad4e97a8c9f186

559334aced960bc85287

Giấc ngủ sâu, đó là giấc ngủ với trạng thái thần kinh thư dãn hầu như hoàn toàn. Chúng ta có thể kiểm tra qua biểu đồ của những làn sóng thần kinh trên màn hình khi dùng những dụng cụ để đo điện não đồ. Những cơ bắp không bị căng cứng, khí thở đầy đủ. Lúc thức dậy ta cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, không rơi vào tình trạng mệt mỏi, đau nhức.

Chu kỳ thức ngủ hằng ngày của ta bị tuyến tùng chi phối. Đây là tuyến nhỏ chỉ dài khoảng 8mm, nằm gần trung tâm não, phía sau đồi thị, có hình dạng một quả thông. Tuyến này tiết ra hormon melatonin có liên quan trong việc điều hoà nhịp ngày-đêm hay chu kỳ thức-ngủ của cơ thể[3].

Tr 132 - Noi tiet o dau va co

Tuyến này có liên quan với đường thị giác, mắt càng thu nhận nhiều ánh sáng thì hoạt động của tuyến tùng giảm đi khi có ánh sáng mạnh, do đó vào ban ngày, nồng độ melatonin thấp. Nồng độ này tăng cao vào ban đêm với lượng tiết ra tăng khoảng 10 lần làm cho ta cảm thấy buồn ngủ. Vì thế chúng ta nên nhắm mắt và tắt đèn hoặc giảm ánh sáng trong phòng cho dễ ngủ[4].

Tr 389 - tuyen tung

2. Nguyên nhân gây mất ngủ

Chúng ta có thể phân biệt nhiều nguyên nhân gây mất ngủ trong những lĩnh vực khác nhau. Mất ngủ thể lý: do tuổi tác, thiếu oxy não, bệnh cường giáp, bệnh tim, bệnh dạ dày, suy giảm nội tiết tố,… Mất ngủ tâm thần: áp lực, căng thẳng, chơi game, trầm cảm,… Mất ngủ tâm lý: lo sợ, tức giận, ghen tuông…. Mất ngủ tâm linh: do tác động của tinh thần khác.

ngu 14

Vì thế, chúng ta phải tìm ra được nguyên nhân gây mất ngủ cho mình.

thieu-mau-nao-o-nguoi-tre (1) – Nguyên nhân dễ gây mất ngủ nhất là thiếu khí trong bộ não. Người Việt thường thở rất yếu, có tới 90% người thở không đủ lúc hoạt động ban ngày. Ban đêm ta thường thở ít hơn ban ngày khoảng 25% nên tình trạng thiếu khí còn nặng nề hơn. Để tránh tình trạng chết vì ngạt khí, cơ thể tự bảo vệ bằng cách không cho ta ngủ sâu, ta cứ ngủ chập chờn cho đến lúc tình trạng thiếu khí cao nhất thì cơ thể sẽ vùng chỗi dậy để lấy lại hơi thở. Khi bộ não thiếu khí thì những hình ảnh, tư tưởng, âm thanh hoà trộn với nhau một cách lộn xộn tạo ra những giấc mơ đủ loại. Ví dụ: ta mơ chạy nhanh, té ngã, rớt xuống sông, xuống biển, bị tai nạn… Chính lúc khủng khiếp nhất, ta vùng chỗi dậy. Đó là lúc cơ thể lấy lại hơi thở.

– Nguyên nhân mất ngủ cũng có thể bắt nguồn từ những hoạt động làm cho bộ não tỉnh, dù rằng thời điểm đó đồng hồ sinh học đã yêu cầu ta ngủ. Thí dụ: 10 giờ tối ta bắt đầu buồn ngủ. Những hoạt động như tắm bằng nước quá lạnh, tập trung trí não cho những trò chơi trực tuyến trên mạng, những bộ phim gay cấn, những trang sách kích động, bài ca hay điệu nhạc sôi động, thậm chí những món ăn, đồ uống quá khuya làm cho bao tử phải vận hành để tiêu hoá cũng làm ta khó ngủ và mất ngủ.

– Chứng khó ngủ cũng có thể bắt nguồn từ tình trạng tâm lý khi nằm trên giường. Thí dụ: khi ta gặp biến cố đau thương như người thân mới mất, hoặc khi tâm trí bị kích thích với những cảm xúc mạnh (giận quá, vui quá) làm ta khó ngủ. Tình trạng này liên hệ đến nhịp tim: khi nhịp tim nhanh, ta cần nhiều oxy nên không thể ngủ khi thiếu khí.

da71004fd9753f2b6664 – Chúng ta không thể không nói đến chứng mất ngủ do tình trạng tâm linh. Điều này nghe có vẻ như mê tín, nhưng các bệnh viện hiện đại trên thế giới đã ghi nhận và chúng tôi cũng đã từng chữa trị cho những bệnh nhân có chứng mất ngủ loại này.

Thí dụ điển hình: Chúng tôi gặp một bệnh nhân là một phụ nữ khoảng 30 tuổi, luôn thức giấc vào khoảng 1 giờ sáng. Sau khi chữa trị tại nhiều bệnh viện, xét nghiệm, điện não đồ, tâm đồ và các trắc nghiệm tâm thần, tâm lý… các bác sĩ không tìm ra nguyên nhân. Chị được mẹ ruột dẫn đến với chúng tôi. Khi ngồi ở phòng đợi, chị vui vẻ cười nói với các bệnh nhân khác. Nhưng khi bắt đầu ngồi trước mặt chúng tôi, chị đột ngột im lặng. Người mẹ, khoảng 60 tuổi, liền nói: “Đây là lúc con ma xuất hiện, xin ngài đuổi nó đi”. Tôi nói với bà rằng chúng tôi không xua đuổi ai cả; và nói với người bệnh: “Chị có tâm sự gì, xin kể cho chúng tôi nghe để có thể giúp chị”.

Chị bỗng oà khóc nức nở, chỉ tay vào bà cụ rồi nói: “Bà ngoại cứ dẫn mẹ con đi thầy pháp để trục xuất con”.

Tôi hỏi: Con là ai? – Con là Hoàng.

Con mấy tuổi? – Con 7 tuổi.

Bà cụ nghe trả lời, liền nói với tôi: “Đúng là đứa nhỏ đã bị phá thai cách đây 7 năm”.

Chúng tôi hiểu, theo lời khai báo của bệnh nhân, vì cha của đứa bé bỏ chị, nên chị phải phá thai. Mỗi đêm cháu về với chị. Cháu không muốn chị quen biết bạn trai nên nhiều lúc đi ăn uống với họ chị đột ngột trở nên hung dữ, nói những lời khó nghe.

Sau khi an ủi đứa bé, chúng tôi hứa dâng lễ cầu nguyện mỗi tuần để bé được siêu thoát và yêu cầu em ra khỏi người mẹ để cho mẹ được an lành. Đứa bé nghe lời chúng tôi, an tâm và mỉm cười qua khuôn mặt của người mẹ. Rồi chị đột ngột đứng lên. Nhắm mắt lại, ngã người ra sau và bất tỉnh trong vòng một vài giây. Chúng tôi biết ý nên dìu chị ngồi xuống ghế. Chị lấy tay quệt nước mắt và hỏi: “Tại sao tôi khóc?”. Tôi trả lời: “Con chị vừa mới về nói chuyện với chúng tôi, cháu bé đã khóc và kể lại cho chúng tôi biết tại sao cháu lại về với chị”. Sau khi chúng tôi cầu nguyện và làm phép xức dầu, chị hoàn toàn lành mạnh và sau đó không còn thức dậy vào 1 giờ sáng. Chị cũng không còn những thái độ giận dữ đột ngột như trước kia.

3. Một số thói quen gây nên chứng khó ngủ

* Nằm ngủ không đúng cách: nằm sấp, nằm nghiêng, gối đầu quá cao, gối quá cứng, vắt tay lên trán, nằm suy nghĩ… Tư thế ngủ tốt nhất vẫn là nằm thẳng, tay xuôi, các cơ bắp thư dãn không căng cứng.

Tre-ngu-ngon ngu sapcay-trong-phong-ngu-khong-nen-trong-nhieu-cay

* Môi trường: phòng kín, thiếu cửa sổ, ô thông gió, phòng nhỏ nhưng đông người ngủ, chưng hoa tươi và cây cảnh to trong phòng. Trong phòng ngủ không nên trưng bày hoa tươi, cây cảnh vì thán khí của hoa, cây cảnh toả ra gây khó ngủ, có thể chết ngạt. Phòng khô quá, nhất là vào mùa Đông ở các miền lạnh, thường mở máy sưởi. Vì thế người ta thường đặt một ấm nước nóng trong phòng, để hơi nước toả ra giúp phòng không quá khô.

* Một nguyên nhân bí ẩn thường bị quy về “phong thuỷ”: một số người có dòng điện mạnh không nằm theo617cb2416b7b8d25d46a hướng từ trường Nam Bắc của trái đất hay nằm ngủ dưới sàn nhà sát mặt đất, có dòng nước ngầm chảy bên dưới mà lại nằm ngược dòng hoặc nằm cắt ngang dòng nước.

 

* Đi tiểu đêm nhiều lần do uống nhiều nước trước khi ngủ, nhất là khi van dẫn nước tiểu ở bàng quang suy yếu. Ta có thể chạy chữa chứng này bằng cách tập thể dục và uống vừa đủ nước trước khi ngủ.

Kết quả hình ảnh cho mất ngủ

* Mặc quần quá chật khi ngủ. Nên mặc những quần áo ngủ rộng, nhất là đồ lót, để các cơ bắp được thư dãn.

Kết quả hình ảnh cho nghe nhạc khi ngủ * Cố tình vận dụng não khi ngủ. Có thời kỳ người ta ứng dụng khám phá về cõi vô thức để học trong khi ngủ, vì lập luận rằng thời gian ngủ chiếm đến một phần ba ngày sống nên lợi dụng học trong lúc ngủ để tiết kiệm thời giờ. Hơn nữa khi ngủ, cõi vô thức vẫn có thể tiếp tục làm việc, nên người ta nghe những đoạn ghi âm học ngoại ngữ, học kỹ thuật, những sách truyện ghi âm… để tiết kiệm thời giờ ban ngày. Đây là một hành động sai lầm gây nguy hại, tổn thương cho bộ não.

Quả thật, bộ nhớ trong não cho phần ký ức vẫn tiếp tục làm việc để sắp xếp dữ liệu mà ta thu nhận ban ngày. Các vùng của não như nhân đuôi, hồi đai, vùng điều hành trung tâm, vùng dưới đồi, hành khứu giác, thể núm, thể tam giác, nhân vỏ hến, đồi thị, hồi hải mã, cầu não, tiểu não luôn hoạt động khi ta ngủ để lưu trữ và gợi nhớ lại các sự kiện gồm đủ loại thông tin, sự việc, kinh nghiệm, hoàn cảnh, trạng thái cảm xúc của ta vào thời điểm xảy ra sự kiện[5]. Vì thế những người có giấc ngủ tốt thường có trí nhớ tốt.

Tr 306 - tri nho cam xuc

Kết quả hình ảnh cho nghe nhạc khi ngủ Nhưng khi chúng ta nghe những bài học lúc ngủ thì không phải chỉ có phần ký ức làm việc mà toàn thể bộ não phải vận hành theo âm thanh lọt vào tai. Âm thanh được phân tích trên các vùng thuộc vỏ não ngôn ngữ, vỏ não cảm xúc, vỏ não điều hành trung tâm nên vẫn cần năng lượng để hoạt động[6].Hành động học trong khi ngủ này lâu dài sẽ ảnh hưởng nặng nề đến thần kinh vì bộ não trong lẫn vỏ não bên ngoài không được nghỉ ngơi.

Một ít người có thói quen mở những băng nhạc nhẹ nhàng, êm dịu hay nghe những sách truyện ghi âm sẵn để ru ngủ. Nhưng theo kinh nghiệm của chúng tôi, tiếng nhạc hay tiếng đọc truyện đều đều có thể dẫn ta vào giấc ngủ nhưng nó vẫn kích thích những phần khác của bộ não hoạt động. Ta nên tập thói quen ngủ trong bầu khí yên tĩnh, không có bất cứ tiếng động của âm thanh là tốt nhất.

4. Đố ai nằm ngủ không mơ!

Nhạc sĩ Phạm Duy đã diễn tả trong bản tình ca “Đố ai” nằm ngủ không mơ”? và xem giấc mơ như là một hoạt động bình thường khi nằm ngủ. Bác sĩ Lương Lễ Hoàng còn cho giấc mơ khi ngủ là sinh hoạt cần thiết của người bình thường[7] .

Thật ra, mơ trong lúc ngủ có thể nói là một hoạt động bất thường của tình trạng ngủ không sâu. Khi đó trí não vẫn còn tiếp tục làm việc hoà trộn các âm thanh, hình ảnh, ý nghĩ, mơ ước, cảm xúc và cảm tình đã thu nhận được trong ngày hay trong quá khứ. Khi bị thiếu khí thở trong giấc ngủ trưa hay tối, những giấc mơ hỗn độn, gọi là ác mộng, có thể xuất hiện do những dữ liệu trong bộ não phối hợp lộn xộn với nhau. Thí dụ: ta mơ bị ma đuổi, chó đuổi phải cắm đầu chạy rồi rớt xuống hố sâu, vực thẳm, chính lúc rớt xuống thì giật mình tỉnh dậy. Đấy là lúc cơ thể, nhất là bộ não, bị thiếu khí trầm trọng, chức năng tự động bảo vệ của cơ thể đã thúc đẩy để ta vùng dậy lấy lại hơi thở, nếu không sẽ bị chết ngạt trong khi ngủ. Có những hiện tượng mà ngôn ngữ bình dân gọi là “bóng đè”, cảm thấy tức ngực, khó thở. Đó hầu như chỉ là những biểu hiện của tình trạng thiếu khí khi ngủ mà thôi.

Kết quả hình ảnh cho giải mã giấc mơ Khoa tâm lý cũng giải thích những giấc mơ như một cách để giải toả những bản năng, khát vọng bị dồn nén. Thí dụ: những “giấc mơ ướt” khi bản năng sinh lý được giải toả qua những giấc mơ được âu yếm, giao hợp với người mình yêu thương. Giấc mơ còn là một dịp để diễn tả những mơ ước, tình cảm hoặc những cảm xúc bù trừ khi trong cuộc sống thực tế người ta không thực hiện được. Thí dụ: mơ thấy kẻ thù phải quỳ xuống xin lỗi mình, được ăn những bữa cơm hết sức thịnh soạn, được tham dự những hội nghị quan trọng trong khi mình chỉ là một người yếu đuối, đói khổ, thấp hèn. Giấc mơ cũng là nguồn tưởng tượng cho những sáng tác văn chương hay những phát minh khoa học như mơ một con ngựa bay khi hoà trộn hình ảnh của con ngựa và con chim có cánh vào nhau.

http://thavn.vuongweb.com/wp-content/uploads/2019/02/nam-mo-thay-ran-danh-con-gi-xo-so-thien-ha-bet-giai-ma-giac-mo.jpg Rất nhiều những giấc mơ mang tính cách tôn giáo khiến người ta tưởng như mình thật sự được gặp thấy Chúa Giêsu, Đức Mẹ, Đức Phật Thích Ca, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát… hiện ra với mình, an ủi và dạy dỗ mình. Khuôn mặt hiền từ, sáng láng do những ánh điện, hào quang trong đời sống thực tế hoà trộn với niềm tin, mong ước, đau khổ, đồng thời do tình trạng thiếu khí khiến các dữ liệu trong quá khứ hoà trộn vào nhau có thể tạo nên những giấc mơ đạo đức. Chúng ta đừng vội hành động theo những giấc mơ đó, tưởng lầm những đấng thiêng liêng ra lệnh cho mình, nhưng cần phải thận trọng, khôn ngoan, phân tích rõ ràng! Nhất là hành động theo những giấc mơ để mua vé số, chơi số đề, số đuôi… thì có ngày sạt nghiệp!

http://3.i.baomoi.xdn.vn/w460x/16/05/13/203/19360994/1_62917.jpg Xét về mặt tâm linh, không phải giấc mơ nào cũng là hiện tượng thiếu khí. Có những giấc mơ bắt nguồn từ sự tác động thật sự của Thiên Chúa, thần linh hay ma quỷ. Thiên Chúa có thể hướng dẫn con người qua những giấc mơ. Thánh Kinh Cựu Ước (x. St 20,3; 28,12; 31,11; 31,24; 1Sm 3,1) và Tân Ước (x. Mt, 1,19-25; Mt 2, 13-14; Mt 2,19-20; Lc 2,26) cũng nói nhiều việc Chúa hiện ra với con người qua những giấc mơ của Giuse (x. St 37,5-11), những lời giải mộng của Giuse (x. St 40,1-22; 41,1-36), của Daniel (x. Đn 2,1; 4,19, …). Các thần thánh cũng có thể tác động đến chúng ta qua những giấc mơ để hướng dẫn chúng ta trong cuộc sống trần thế (x. Mt 1,20; 27,19). Ma quỷ cũng có thể tác động, ảnh hưởng đến con người qua những giấc mơ, qua những cơn cám dỗ khi chúng thôi thúc họ hành động xấu xa (x. Mt 1,11; Mc1,12-13; Lc 4,1-13;…). Điều này nói ra có vẻ như mê tín, nhưng thật sự chúng tôi đã chữa khá nhiều những bệnh nhân mất ngủ vì những lý do tâm linh. Vì thế, đối với những giấc mơ tôn giáo, chúng tôi vẫn khuyên bảo cần phải thận trọng, khôn ngoan và được hướng dẫn bởi những nhà chuyên nghiệp.

5. Ngủ theo văn hoá Công giáo

Khi nói đến giấc ngủ, nhiều bản văn Thánh Kinh đồng hoá nó với cái chết là giấc ngủ ngàn thu (x. Tv 13,4; Ga 11,11; 1Cr 15,20; Ep 5,14; 1Tx 4,14) hoặc là ngủ mê trong sự lười biếng (Cn 6,9; 20,13), mất ý thức (x. Is 29,10; Gr 51,39; Lc 9,32) cho những tham vọng, dục vọng (x. 1Cr 11,30; 1Tx 5,6). Vì thế, Chúa mời gọi con người “hãy tỉnh thức” (x. Mc 13,36; Lc 22,46; Rm 13,11) như Đức Giêsu nhắc nhở: “Sao anh em lại ngủ? Dậy mà cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ” (Lc 22,46) và thánh Phaolô cũng mời gọi: “Vậy chúng ta đừng ngủ mê như những người khác, nhưng hãy tỉnh thức và sống tiết độ” (1Tx 5,6).

Người Công giáo được mời gọi quan tâm đến giấc ngủ của mình để không những tạo được sự nghỉ ngơi cho thể xác sau những giờ làm việc vất vả (x. Cn 20,13; Hc 5,11) mà còn tìm lại sự an bình cho tâm hồn. Các Thánh vịnh Công giáo như muốn nhắc nhở chúng ta đi tìm một giấc ngủ an bình: Thư thái bình an vừa nằm con đã ngủ, vì chỉ có mình Ngài, lạy Chúa, ban cho con được sống yên hàn (Tv 4,9; x. Cn 3,24). Hình ảnh Chúa Giêsu thiếp ngủ trên con thuyền chòng chành giữa cơn sóng dữ đã gợi ý cho ta giữ tâm hồn bình an giữa muôn vàn biến động trong cuộc sống (x. Mc 4,35-41; Lc 8,22-25).

Kết quả hình ảnh cho chúa giêsu ngủ trên thuyền

Trong cuộc sống đầy náo động hiện nay, nhiều người chúng ta thường để cho công việc lôi kéo hay những đam mê, giải trí cuốn hút khiến ta không giữ được sự điều độ để có thể ngủ đúng giờ và đủ giấc mỗi ngày. Chúng ta cần phải nhắc nhở mình rằng dù có thức khuya để làm thêm thì việc cũng vẫn còn và đam mê cũng không dứt. Đây chính là lúc ta phải dùng ý chí để ngưng việc, ngưng trò giải trí chuẩn bị cho giấc ngủ cần thiết mỗi ngày.

ngu 12 Để tìm được giấc ngủ an bình, điều quan trọng nhất chính là giữ được tâm hồn bình an, phó thác mọi sự, mọi việc trong tay Chúa. Thiên Chúa là người cha nhân từ muốn cho con cái của mình nghỉ ngơi như chính Ngài đã ra luật cho con người và vũ trụ với vòng quay sáng-tối của trái đất, và chính Ngài cũng dành ngày thứ bảy để nghỉ ngơi trong tuần (x. St 2,1-3). Khi ta quyết tâm làm cho xong việc, bất kể giờ ngủ nghỉ, là chúng ta làm buồn lòng người cha nhân hậu và gây nên những tổn thương cho thể xác cũng như tinh thần của mình.

ngu Tâm thế tiếp theo là giữ cho tinh thần và thể xác nằm yên trong trạng thái thư giãn trọn vẹn với cách nằm thẳng, xuôi tay chân và cơ bắp thư giãn. Một ít người lớn hiện nay vẫn còn thói quen khi ngủ ôm gối. Có những gối ôm rất to khiến cơ bắp người ôm căng cứng và sống lưng không thẳng khi họ nằm nghiêng. Thật ra, thói quen này bắt nguồn từ khi mẹ chèn những gối ôm cho các bé để chúng không lật sấp và úp mặt vào gối nhằm tránh bị ngạt thở.

Giữ cho bộ não thư giãn mới là điều khó, nhất là những ai có thói quen nằm suy nghĩ trước lúc ngủ. Tâm trí lúc đó đặt ra nhiều câu hỏi, trí nhớ lại gợi ý rất nhiều sự kiện xảy ra trong ngày khiến người ta khó ngủ. Một phương thế giúp ta loại bỏ những ý tưởng hiện lên trong trí là ta nằm thẳng, tập thở theo nhịp sau đây:

– Hít vào từ từ bằng mũi: thể xác ta hít dưỡng khí vào thì tinh thần cũng hít thần khí. Ta hãy tưởng tượng một luồng khí mãnh liệt đi vào trong con người mình từ đỉnh đầu, chạy dọc theo xương sống và lan toả khắp người. Đó là Thần Khí Đức Kitô thổi trên các môn đệ khi Người hiện ra với họ (x. Ga 20,19-23). Đó cũng là thần khí mà Chúa Thánh Thần ban cho ta qua ân sủng, tình yêu, bình an.

Vừa hít vào ta vừa đọc thầm lời nguyện: “Lạy Chúa, xin ban Thần Khí của Chúa cho con“. Ta sẽ cảm nghiệm được ơn bình an, sức mạnh, tình yêu của Chúa tràn ngập trong ta, giúp ta phó thác mọi sự cho Chúa trong giấc ngủ.

– Thở ra từ từ bằng miệng: thể xác ta thở thán khí ra thì tinh thần ta cũng đẩy những uế khí, tà khí, hay khí dơ của tinh thần ra bên ngoài. Khí dơ của tinh thần là những buồn phiền, chán nản, giận hờn, thất vọng, ghen tuông, sợ hãi và tất cả những gì tiêu cực trong con người ta. Vừa thở ra ta vừa nói với Chúa Giêsu: “Lạy Chúa, xin xua đuổi tà khí ra khỏi người con“.

Mỗi lần thở như thế là ta vừa nhận được sức mạnh thần thiêng, vừa thanh tẩy con người dơ bẩn của mình. Thở được 3-5 phút như thế chúng ta sẽ chìm vào giấc ngủ an bình. Việc thở hít thần khí này còn nói lên hiệu quả thanh tẩy tâm trí, vượt qua những cơn cám dỗ của ma quỷ muốn lôi kéo ta tìm đến những hoài niệm, hình ảnh dâm đãng cũng như dẫn đến thủ dâm.

Lời kết

Tìm hiểu về giấc ngủ tự nhiên và siêu nhiên, chúng ta thấy mình nhiều lúc còn xem thường giấc ngủ khiến cho thể xác không khoẻ mạnh và tâm trí chưa phát huy được những sức mạnh kỳ diệu của tinh thần. Chúng ta cần lập lại thời gian biểu cho hoạt động, ngủ nghỉ của mình và quyết tâm thực hiện để cảm nghiệm được những hiệu quả lớn lao của giấc ngủ trong đời sống điều độ của mình.

Kết quả hình ảnh cho good night

Câu hỏi

1. Mỗi ngày bạn dành được bao nhiêu giờ cho ngủ đêm và ngủ trưa?

2.Giấc ngủ của bạn như thế nào? Hãy tìm ra nguyên nhân khiến bạn mất ngủ.

3. Bạn thường có những giấc mơ nào?

4. Khi thức dậy, bạn thường có tâm trạng nào: thoải mái, vui vẻ, năng động, tích cực hay ngược lại?

ngu 13

————————————————————

Chú thích:

  1. x. Viện Ngôn ngữ, Từ điển Tiếng Việt, Vietlex, 2013, tr.890.
  2. x. Wikipedia; Macmillan Dictionary for Students Macmillan, Pan Ltd. [1981], page 936.
  3. x. A. Roberts, Atlas Giải phẫu Cơ thể người, NXB Y Học, 2015, tr.132.
  4. x. A. Roberts, Atlas Giải phẫu Cơ thể người, NXB Y Học, 2015, tr.389.
  5. X. A. Roberts, Atlas Giải phẫu Cơ thể người, NXB Y Học, 2015, tr.306.
  6. X. A. Roberts, Atlas Giải phẫu Cơ thể người, NXB Y Học, 2015, tr.305.
  7. X. Bài “Đố ai nằm ngủ không mơ”, Trang nhà của Bs Lương Lễ Hoàng, phát lên mạng ngày 20-11-2017.