23/12/2024

Băng gạc đổi màu phát hiện nhiễm khuẩn

Các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Trung Quốc tạo ra một loại băng gạc y tế đổi màu giúp chẩn đoán tình trạng nhiễm khuẩn.

 

Băng gạc đổi màu phát hiện nhiễm khuẩn

Các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Trung Quốc tạo ra một loại băng gạc y tế đổi màu giúp chẩn đoán tình trạng nhiễm khuẩn.

 
 
 
 

Băng gạc “thông minh” báo hiệu mức độ nhiễm khuẩn E.coli ở loài chuột /// Ảnh: Chụp màn hình ACS Central Science

Băng gạc “thông minh” báo hiệu mức độ nhiễm khuẩn E.coli ở loài chuột   Ảnh: Chụp màn hình ACS Central Science

 

 
Theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san ACS Central Science thuộc Hiệp hội Hóa học Mỹ, băng gạc “thông minh” cảm nhận được vi khuẩn nào hiện diện trong cơ thể và phóng ngay thuốc tiêu diệt khuẩn. Các chuyên gia Trung Quốc cho biết mẫu thiết kế của họ có thể giúp mở đường cho việc “sử dụng hợp lý” thuốc kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn.
 
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu hy vọng băng gạc này có thể chống lại tình trạng kháng thuốc kháng sinh và giúp vết thương mau lành. Băng gạc hoạt động theo cơ chế đèn giao thông. Cụ thể, màu xanh lá cây nghĩa là không có vi khuẩn hoặc nồng độ khuẩn thấp; màu vàng là khuẩn nhạy cảm với thuốc (DS), phản ứng tốt với thuốc kháng sinh tiêu chuẩn (đồng thời kích hoạt giải phóng thuốc kháng sinh) và màu đỏ nghĩa là vi khuẩn kháng thuốc (DR) cần thêm trợ giúp để tiêu diệt nó. Màu sắc càng đậm thì nồng độ khuẩn càng cao.
 
Nếu phát hiện kháng thuốc, một chùm ánh sáng cực mạnh từ băng gạc được kích hoạt để giải phóng hóa chất làm suy yếu vi khuẩn, khiến khuẩn dễ “khuất phục” trước thuốc kháng sinh.
 
Thử nghiệm băng gạc trên chuột, nhóm nghiên cứu có thể điều trị thành công vi khuẩn gây các bệnh đường ruột ở người như E.coli cả ở dạng DS và DR. Theo các chuyên gia, phát hiện và điều trị nhanh tình trạng nhiễm khuẩn giúp bệnh nhân mau hồi phục cũng như ngăn được tình trạng lây lan của vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
 
“Phát hiện nhiễm khuẩn và theo dõi tình trạng kháng thuốc là rất quan trọng trong việc lựa chọn phát đồ điều trị”, các chuyên gia thuộc Viện Khoa học Trung Quốc nhấn mạnh.
 
 
 
HUỲNH THIỀM 

 

TNO