26/12/2024

Peru trồng 1 triệu cây xanh bảo vệ thành phố cổ của người Inca

Tổng thống Peru Martin Vizcarra mới đây phát động chiến dịch trồng lại rừng tại khu di tích cổ Machu Picchu nhằm bảo vệ di tích này khỏi tình trạng sụt lở và các trận cháy rừng.

 

Peru trồng 1 triệu cây xanh bảo vệ thành phố cổ của người Inca

Tổng thống Peru Martin Vizcarra mới đây phát động chiến dịch trồng lại rừng tại khu di tích cổ Machu Picchu nhằm bảo vệ di tích này khỏi tình trạng sụt lở và các trận cháy rừng.

 

 

 

Peru trồng 1 triệu cây xanh bảo vệ thành phố cổ của người Inca - Ảnh 1.

Khu di tích cổ Machu Picchu thu hút 1,5 triệu du khách đến thăm mỗi năm – Ảnh: AFP

 

Tổng thống Vizcarra cam kết trồng 1 triệu cây xanh tại khu vực khảo cổ Machu Picchu được bảo tồn rộng 35.000 ha, nơi có thánh địa cổ của người Inca. Các chuyên gia môi trường Peru cho rằng việc trồng cây sẽ không chỉ giúp bảo vệ khu bảo tồn Machu Picchu mà còn giúp bảo vệ động vật cũng như hệ sinh thái khu vực này.

Hiện di tích cổ Machu Picchu có nguy cơ sạt lở do mưa lớn vào mùa đông và cháy rừng vào mùa hè.

Việc phát động chiến dịch tái thiết rừng tại thành phố cổ của người Inca là biện pháp thứ hai được chính quyền Peru đưa ra trong vòng 8 tháng qua để bảo vệ địa điểm du lịch nổi tiếng này.

Vào tháng 5-2019, Peru đã đưa ra quy định du khách chỉ được tham quan trong 3 giờ tại 3 khu di tích chính của thành cổ Machu Picchu gồm Đền Mặt trời, Đền Kền kền và Hòn đá Intihuatana.

Trước đó, năm 2007, Peru ra quy định giới hạn số lượng khách tham quan tới Machu Picchu mỗi ngày không quá 6.000 người và phải chia làm 2 lượt.

 

Machu Picchu có nghĩa là “ngọn núi cổ” trong ngôn ngữ Quechua của người Inca, nằm trên một hẻm đá hiểm trở ở độ cao 250 mét so với mặt nước biển.

Thành cổ này được xây dựng từ hơn 500 năm trước đây và được cho là biểu tượng vĩ đại nhất của đế chế Inca. Sau khi đế chế Inca sụp đổ, Machu Picchu bị lãng quên cho đến khi nhà thám hiểm người Mỹ Hiram Bingham tình cờ phát hiện vào năm 1911.

“Thành phố cổ của người Inca” được Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới vào năm 1983 và được cộng đồng quốc tế bình chọn là một trong 7 kỳ quan thế giới vào năm 2007.

 

 

TTXVN

TTO