27/12/2024

Tổng quát về quan hệ ngoại giao giữa Toà Thánh và các quốc gia

Trong lĩnh vực quan hệ song phương, hiện nay Toà Thánh có quan hệ ngoại giao đầy đủ với hầu hết các quốc gia.

 Tổng quát về quan hệ ngoại giao giữa Toà Thánh và các quốc gia

 

 

Ngoại giao đoàn cạnh Toà Thánh (Vatican Media)

Trong lĩnh vực quan hệ song phương, hiện nay Toà Thánh có quan hệ ngoại giao đầy đủ với hầu hết các quốc gia.

Vào năm 1900, chỉ khoảng 20 quốc gia có qua hệ ngoại giao với Toà Thánh; đến năm 1978, con số này đã lên tới 84 và năm 2005 là 174. Với Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI, số các nước này tăng lên đến 180 và với Đức Giáo hoàng Phanxicô, con số này đã tăng lên 183.

Bên cạnh con số 183 nước kể trên, Liên hiệp Châu Âu và Hội Hiệp sĩ Malta cũng có quan hệ ngoại giao với Toà Thánh.

Có khoảng 90 đại sứ quán có trụ sở ở Roma, bao gồm Liên hiệp Châu Âu và Hội Hiệp sĩ Malta.

Những quốc gia cuối cùng có quan hệ ngoại giao với 
Toà Thánh

Các quốc gia cuối cùng thiết lập quan hệ đầy đủ với Toà Thánh là quốc gia non trẻ Nam Sudan (2013), Maurice (2016) và Myanmar (2017). Vào năm 2016, sau nghị quyết 67/19 của Liên Hợp Quốc tháng 11 năm 2012 cho phép nước này trở thành quan sát viên thường trực, “quan hệ đặc biệt” của Toà Thánh với Nhà nước Palestine trở thành quan hệ ngoại giao đầy đủ với Thoả thuận toàn cầu được ký vào tháng 6 năm 2015 bắt đầu có hiệu lực.

Trong số các quốc gia mà Toà Thánh có quan hệ ngoại giao, có cả Đài Loan, tuy nhiên, kể từ năm 1979, không còn sứ thần thường trú, mà chỉ có một “xử lý thường vụ tạm thời”.

Các nước chưa có quan hệ ngoại giao với Toà Thánh

Toà Thánh chưa có quan hệ ngoại giao với 12 quốc gia, chủ yếu là các nước châu Á và là đa số Hồi giáo. Trong số các nước này, có 8 nước không có bất kỳ đặc sứ nào của Vatican, đó là Afghanistan, Ả Rập Saudi, Bhutan, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Maldives, Ôman và Tuvalu. Tuy nhiên có các đại diện tông toà tại các cộng đoàn Công giáo địa phương nhưng không đối với chính phủ, tại bốn quốc gia khác: hai ở châu Phi là Comoros và Somalia, và hai ở châu Á là Brunei và Lào.

Một tình trạng đặc biệt là Việt Nam, các cuộc đàm phán đã chính thức bắt đầu để đi đến các mối quan hệ ngoại giao đầy đủ, và đến cuối năm 2011, một đại diện của Vatican không thường trú đã được bổ nhiệm để liên hệ với chính quyền Hà Nội.

Đối với Kosovo, hiện tại Toà Thánh giới hạn trong việc bổ nhiệm một đại diện tông toà, đó là Sứ thần tại Slovenia. (REI 09/01/2020)
 
 

Hồng Thuỷ

https://www.vaticannews.va/vi/vatican-city/news/2020-01/quan-he-ngoai-giao-toa-thanh.html