27/11/2024

Vì sao mù dày đặc lại bao phủ TP.HCM?

Từ sáng đến tận chiều 30-12, bầu trời tại TP.HCM bị bao phủ bởi một lớp mù khá dày đặc màu trắng đục khiến tầm nhìn bị hạn chế. Vì sao?

 

Vì sao mù dày đặc lại bao phủ TP.HCM?

Từ sáng đến tận chiều 30-12, bầu trời tại TP.HCM bị bao phủ bởi một lớp mù khá dày đặc màu trắng đục khiến tầm nhìn bị hạn chế. Vì sao?



Vì sao mù dày đặc lại bao phủ TP.HCM? - Ảnh 1.

Lớp mù lãng đãng ở tầm thấp tại TP.HCM sáng 30-12 – Ảnh: LÊ PHAN

 

Theo ghi nhận, lớp mù này tồn tại lơ lửng ở tầng thấp, khi di chuyển trên đường ở khoảng cách 50m trở lại có thể thấy lớp mù này lơ lửng gần như sát mặt đất.

Ở vị trí cao hơn, lớp mù dễ nhận thấy tại các tòa nhà cao tầng, lớp mù hầu như che phủ khiến các tòa nhà như bị nhấn chìm.

Theo bà Lê Thị Xuân Lan – nguyên phó trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, những ngày vừa qua ở TP.HCM không có mưa, độ ẩm không khí thấp ở ngưỡng 40% vào ban ngày.

Nhiều hoạt động xây dựng, giao thông thải ra lượng ô nhiễm rất lớn nhưng gió nhẹ khiến cho lớp bụi này không thể khuếch tán đi mà tồn tại ở tầng thấp, khi ánh sáng phản chiếu vào thì chúng ta nhìn thấy lớp mù trên.

Ngoài ra không có mưa nên lớp bụi mù không được rửa trôi mà ngày càng dày đặc hơn. Bà Lan cho rằng lớp mù này chứa bụi độc hại, người dân cần phải đề phòng. Dự báo lớp mù này còn kéo dài nhiều ngày tới.

Còn ông Lê Đình Quyết – phó trưởng phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ – cho biết về mức độ ô nhiễm thì chưa thể kết luận được do chưa có số liệu đo đạc.

Ông Quyết cho biết một nguyên nhân nữa dẫn đến hiện tượng trên là do không khí lạnh khuếch tán từ khu vực Bắc Bộ vào Nam làm nhiệt độ giảm.

Vì sao mù dày đặc lại bao phủ TP.HCM? - Ảnh 2.

Tòa nhà Landmark 81 bị một lớp mù bao phủ – Ảnh: LÊ PHAN

 

 

LÊ PHAN

TTO