Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn Bộ Phong Thánh
Đức Thánh Cha nói rằng các thánh là gương mẫu và người hướng dẫn chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Ngài mời gọi các thành viên Bộ Phong Thánh thực hiện công việc thẩm định của mình với sự khách quan, độc lập, tìm kiếm chân lý, và cảm thức Tin Mừng và sự nghiêm nhặt luân lý là tiêu chuẩn hoạt động của họ.
Đức Thánh Cha tiếp phái đoàn Bộ Phong Thánh
Đức Thánh Cha nói rằng các thánh là gương mẫu và người hướng dẫn chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Ngài mời gọi các thành viên Bộ Phong Thánh thực hiện công việc thẩm định của mình với sự khách quan, độc lập, tìm kiếm chân lý, và cảm thức Tin Mừng và sự nghiêm nhặt luân lý là tiêu chuẩn hoạt động của họ.
Sáng 12/12, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Bộ Phong Thánh, Đức Thánh Cha đã tiếp hơn 200 nhân viên và thành viên của Bộ Phong Thánh, cùng với các cố vấn và thỉnh nguyện viên.
Ngày 08/05/1969, Thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã quyết định phân chia Bộ Nghi lễ Thánh thành Bộ Phong Thánh và Bộ Phụng tự, với mục đích có nguồn nhân sự và công việc tương xứng cho 2 lĩnh vực rộng lớn, để đáp ứng tốt hơn với yêu cầu ngày càng nhiều của các Giáo hội cụ thể.
Các thánh đã trải nghiệm những vất vả của cuộc sống hằng ngày
Trong bài nói chuyện, Đức Thánh Cha nói rằng công việc của Bộ Phong Thánh là qua tiểu sử và đời sống thiêng liêng của các vị thánh, trình bày gương mẫu của đời sống Kitô hữu. Ngài nói rằng rất nhiều lễ phong thánh và chân phước được cử hành trong những thập niên này, có nghĩa là “các thánh không phải là những người không với tới được, nhưng các ngài gần gũi với chúng ta và có thể hỗ trợ chúng ta trong hành trình cuộc sống. Trên thực tế, các ngài là những người đã trải qua sự vất vả của cuộc sống hằng ngày với những thành công và thất bại, và tìm thấy nơi Chúa sức mạnh để luôn luôn đứng dậy và tiếp tục cuộc hành trình”.
Mỗi vị thánh là một nét của Tin Mừng
Đức Thánh Cha nói tiếp: “Mỗi vị thánh là một sứ vụ, một kế hoạch của Chúa Cha để suy tư và đi vào thế giới, trong một thời điểm nhất định của lịch sử, một khía cạnh của Tin Mừng.” Sự thánh thiện thấm nhập và đồng hành với cuộc sống của Giáo hội và thường theo cách âm thầm, do đó Đức Thánh Cha mời gọi học cách nhận ra sự thánh thiện đó nơi dân Chúa. Đức Thánh Cha nhắc đến những vị thánh ở nhà bên cạnh: những người cha mẹ với tình yêu vô biên dành cho con cái, những người nam nữ làm việc để đem lại của ăn cho gia đình, các bệnh nhân, những nữ tu già tiếp tục nở nụ cười…
Khách quan và nghiêm nhặt trong thẩm định
Đức Thánh Cha nhận định rằng công việc của Bộ Phong Thánh là xóa đi những mơ hồ và nghi ngờ, xác định những cách thức thánh thiện anh hùng trong Giáo hội. Do đó, ngài khuyến khích các thành viên tiếp tục con đường mà Bộ Nghi lễ Thánh đã thực hiện trong bốn thế kỷ và được Bộ Phong Thánh tiếp tục trong 50 năm qua.
Vinh danh Thiên Chúa và thiện ích của Giáo Hội
Đức Thánh Cha cũng mời gọi các cố vấn trong lãnh vực lịch sử, thần học và y khoa thực thi công việc với sự tự do lương tâm, nghiên cứu kỹ càng, không thiên tư và bị điều kiện hóa. Mục đích cụ thể của các án phong thánh là để vinh danh Thiên Chúa và vì thiện ích thiêng liêng của Giáo hội, được nối kết chặt chẽ với việc tìm kiếm chân lý và sự hoàn thiện Tin Mừng.
Các án phong thánh có đặc tính thiêng liêng
Các thỉnh nguyện viên được Đức Thánh Cha mời gọi có thái độ phục vụ chân lý và cộng tác với Toà Thánh, không để mình bị hướng dẫn bởi quan điểm vật chất hay lợi ích kinh tế, đặc biệt cần ý thức rằng các án có tính chất thiêng liêng và được thực hiện với cảm thức Tin Mừng và luân lý. (REI 12/12/12)
Sáng 12/12, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Bộ Phong Thánh, Đức Thánh Cha đã tiếp hơn 200 nhân viên và thành viên của Bộ Phong Thánh, cùng với các cố vấn và thỉnh nguyện viên.
Ngày 08/05/1969, Thánh Giáo hoàng Phaolô VI đã quyết định phân chia Bộ Nghi lễ Thánh thành Bộ Phong Thánh và Bộ Phụng tự, với mục đích có nguồn nhân sự và công việc tương xứng cho 2 lĩnh vực rộng lớn, để đáp ứng tốt hơn với yêu cầu ngày càng nhiều của các Giáo hội cụ thể.
Các thánh đã trải nghiệm những vất vả của cuộc sống hằng ngày
Trong bài nói chuyện, Đức Thánh Cha nói rằng công việc của Bộ Phong Thánh là qua tiểu sử và đời sống thiêng liêng của các vị thánh, trình bày gương mẫu của đời sống Kitô hữu. Ngài nói rằng rất nhiều lễ phong thánh và chân phước được cử hành trong những thập niên này, có nghĩa là “các thánh không phải là những người không với tới được, nhưng các ngài gần gũi với chúng ta và có thể hỗ trợ chúng ta trong hành trình cuộc sống. Trên thực tế, các ngài là những người đã trải qua sự vất vả của cuộc sống hằng ngày với những thành công và thất bại, và tìm thấy nơi Chúa sức mạnh để luôn luôn đứng dậy và tiếp tục cuộc hành trình”.
Mỗi vị thánh là một nét của Tin Mừng
Đức Thánh Cha nói tiếp: “Mỗi vị thánh là một sứ vụ, một kế hoạch của Chúa Cha để suy tư và đi vào thế giới, trong một thời điểm nhất định của lịch sử, một khía cạnh của Tin Mừng.” Sự thánh thiện thấm nhập và đồng hành với cuộc sống của Giáo hội và thường theo cách âm thầm, do đó Đức Thánh Cha mời gọi học cách nhận ra sự thánh thiện đó nơi dân Chúa. Đức Thánh Cha nhắc đến những vị thánh ở nhà bên cạnh: những người cha mẹ với tình yêu vô biên dành cho con cái, những người nam nữ làm việc để đem lại của ăn cho gia đình, các bệnh nhân, những nữ tu già tiếp tục nở nụ cười…
Khách quan và nghiêm nhặt trong thẩm định
Đức Thánh Cha nhận định rằng công việc của Bộ Phong Thánh là xóa đi những mơ hồ và nghi ngờ, xác định những cách thức thánh thiện anh hùng trong Giáo hội. Do đó, ngài khuyến khích các thành viên tiếp tục con đường mà Bộ Nghi lễ Thánh đã thực hiện trong bốn thế kỷ và được Bộ Phong Thánh tiếp tục trong 50 năm qua.
Vinh danh Thiên Chúa và thiện ích của Giáo Hội
Đức Thánh Cha cũng mời gọi các cố vấn trong lãnh vực lịch sử, thần học và y khoa thực thi công việc với sự tự do lương tâm, nghiên cứu kỹ càng, không thiên tư và bị điều kiện hóa. Mục đích cụ thể của các án phong thánh là để vinh danh Thiên Chúa và vì thiện ích thiêng liêng của Giáo hội, được nối kết chặt chẽ với việc tìm kiếm chân lý và sự hoàn thiện Tin Mừng.
Các án phong thánh có đặc tính thiêng liêng
Các thỉnh nguyện viên được Đức Thánh Cha mời gọi có thái độ phục vụ chân lý và cộng tác với Toà Thánh, không để mình bị hướng dẫn bởi quan điểm vật chất hay lợi ích kinh tế, đặc biệt cần ý thức rằng các án có tính chất thiêng liêng và được thực hiện với cảm thức Tin Mừng và luân lý. (REI 12/12/12)
Hồng Thuỷ