ĐTC nhắn nhủ các chủng sinh: cầu nguyện, học hành và hiệp thông
Trưa hôm nay, 9/12, Đức Thánh Cha gặp khoảng 200 nhà đào tạo và chủng sinh của chủng viện của vùng Flaminia của Ý, nhân dịp một trăm năm thành lập chủng viện.
ĐTC nhắn nhủ các chủng sinh: cầu nguyện, học hành và hiệp thông
Trưa hôm nay, 9/12, Đức Thánh Cha gặp khoảng 200 nhà đào tạo và chủng sinh của chủng viện của vùng Flaminia của Ý, nhân dịp một trăm năm thành lập chủng viện.
Trong bài huấn dụ dành cho những người hiện diện trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nói rằng, đây là một cơ hội tuyệt vời để suy tư về lời mời gọi tiến đến chức tư tế thừa tác, mà Chúa ban cho Dân Người.
Để chuẩn bị cho sứ mạng này, Mẹ Giáo hội đòi hỏi một hành trình huấn luyện tại chủng viện, như một ngôi nhà, nơi đó Đức Thánh Cha nhắn nhủ các chủng sinh về 3 điều: ngôi nhà cầu nguyện, ngôi nhà học hành và ngôi nhà hiệp thông.
Trước hết, ngôi nhà cầu nguyện. Trong một môi trường tục hoá, tiếp xúc với luồng gió lạnh của sự thờ ơ tôn giáo, người ta cần ở người linh mục một đức tin mạnh mẽ như một ngọn đuốc trong đêm, như một tảng đá để bám vào. Đức tin này được vun đắp trên hết bằng mối liên hệ cá nhân, trái tim đến trái tim, với con người của Chúa Giêsu Kitô. Và Chủng viện trước hết là ngôi nhà cầu nguyện, nơi Chúa gọi các môn đệ “của Ngài” đến “một nơi thanh vắng” (x. Lc 9,18), để sống một kinh nghiệm mạnh mẽ về gặp gỡ và lắng nghe.
Do đó, cần có một chương trình huấn luyện thiêng liêng một cách thích đáng. Đây là những năm thuận tiện nhất để học cách “ở lại với Ngài”, cảm nếm với sự ngạc nhiên về hồng ân được làm môn đệ của Ngài, học cách lắng nghe và chiêm ngắm khuôn mặt của Ngài… Tại đây, kinh nghiệm về sự thinh lặng và cầu nguyện phải là nền tảng để học biết và gặp gỡ Ngài. Mà là một Chúa Giêsu nơi khuôn mặt và thể xác của người nghèo.
Khía cạnh thứ hai là của chủng viện là học hành. Học hành là một phần không thể thiếu trong hành trình nhằm mục đích giáo dục một đức tin sống động và hiểu biết, một đức tin của người mục tử. Việc học hành này là một khí cụ đặc biệt về hiểu biết khôn ngoan và khoa học, về khả năng đảm bảo nền tảng vững chắc cho toàn bộ tòa nhà huấn luyện của các linh mục tương lai. Hơn nữa, việc học không chỉ là cá nhân mà còn là một kiến thức được chia sẻ. Việc chia sẻ bài học và nghiên cứu trong chủng viện phải là một phần của đời linh mục. Thêm vào đó, những tài năng cá nhân được thể hiện trong đời sống chung cũng bao gồm trong ơn gọi và sứ mạng. Điều này sẽ giúp loại bỏ tính quy về mình.
Chiều kích thứ ba, Chủng viện như một ngôi nhà hiệp thông. Nó bắt đầu từ một nền tảng nhân bản về sự cởi mở với người khác, về kỹ năng lắng nghe và đối thoại, và được mời gọi đảm nhận hình thức hiệp thông linh mục xung quanh Giám mục và dưới sự hướng dẫn của Ngài. Lòng bác ái mục tử sẽ không đáng tin nếu không đi kèm với tình huynh đệ, trước hết là giữa các chủng sinh và sau đó là giữa hàng linh mục.
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến 4 “sự gần gũi” mà một linh mục giáo phận phải có. Trước hết là gần gũi với Chúa trong cầu nguyện. Thứ đến là gần gũi với giám mục; không có giám mục, Giáo hội không ổn. Không có giám mục, linh mục có thể là một nhà lãnh đạo nhưng không phải là linh mục. Thứ ba là gần gũi giữa các linh mục với nhau. Đức Thánh Cha nói rằng, ngài đau lòng khi thấy các linh mục phân mảnh. Thứ tư là gần gũi dân Chúa. Ngài nói rằng: “Vui lòng đừng quên nơi từ đó mình xuất thân.” Nếu thiếu một trong bốn yếu tố này, linh mục sẽ trượt dần, sẽ trở nên giáo sĩ trị và thái độ cứng cỏi.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha nêu ra mẫu gương của Mẹ Maria, về ơn gọi đi theo Con của Mẹ, với sự vâng phục khiêm nhường và can đảm trước kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa. (CSR_7439_2019)
Trong bài huấn dụ dành cho những người hiện diện trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nói rằng, đây là một cơ hội tuyệt vời để suy tư về lời mời gọi tiến đến chức tư tế thừa tác, mà Chúa ban cho Dân Người.
Để chuẩn bị cho sứ mạng này, Mẹ Giáo hội đòi hỏi một hành trình huấn luyện tại chủng viện, như một ngôi nhà, nơi đó Đức Thánh Cha nhắn nhủ các chủng sinh về 3 điều: ngôi nhà cầu nguyện, ngôi nhà học hành và ngôi nhà hiệp thông.
Trước hết, ngôi nhà cầu nguyện. Trong một môi trường tục hoá, tiếp xúc với luồng gió lạnh của sự thờ ơ tôn giáo, người ta cần ở người linh mục một đức tin mạnh mẽ như một ngọn đuốc trong đêm, như một tảng đá để bám vào. Đức tin này được vun đắp trên hết bằng mối liên hệ cá nhân, trái tim đến trái tim, với con người của Chúa Giêsu Kitô. Và Chủng viện trước hết là ngôi nhà cầu nguyện, nơi Chúa gọi các môn đệ “của Ngài” đến “một nơi thanh vắng” (x. Lc 9,18), để sống một kinh nghiệm mạnh mẽ về gặp gỡ và lắng nghe.
Do đó, cần có một chương trình huấn luyện thiêng liêng một cách thích đáng. Đây là những năm thuận tiện nhất để học cách “ở lại với Ngài”, cảm nếm với sự ngạc nhiên về hồng ân được làm môn đệ của Ngài, học cách lắng nghe và chiêm ngắm khuôn mặt của Ngài… Tại đây, kinh nghiệm về sự thinh lặng và cầu nguyện phải là nền tảng để học biết và gặp gỡ Ngài. Mà là một Chúa Giêsu nơi khuôn mặt và thể xác của người nghèo.
Khía cạnh thứ hai là của chủng viện là học hành. Học hành là một phần không thể thiếu trong hành trình nhằm mục đích giáo dục một đức tin sống động và hiểu biết, một đức tin của người mục tử. Việc học hành này là một khí cụ đặc biệt về hiểu biết khôn ngoan và khoa học, về khả năng đảm bảo nền tảng vững chắc cho toàn bộ tòa nhà huấn luyện của các linh mục tương lai. Hơn nữa, việc học không chỉ là cá nhân mà còn là một kiến thức được chia sẻ. Việc chia sẻ bài học và nghiên cứu trong chủng viện phải là một phần của đời linh mục. Thêm vào đó, những tài năng cá nhân được thể hiện trong đời sống chung cũng bao gồm trong ơn gọi và sứ mạng. Điều này sẽ giúp loại bỏ tính quy về mình.
Chiều kích thứ ba, Chủng viện như một ngôi nhà hiệp thông. Nó bắt đầu từ một nền tảng nhân bản về sự cởi mở với người khác, về kỹ năng lắng nghe và đối thoại, và được mời gọi đảm nhận hình thức hiệp thông linh mục xung quanh Giám mục và dưới sự hướng dẫn của Ngài. Lòng bác ái mục tử sẽ không đáng tin nếu không đi kèm với tình huynh đệ, trước hết là giữa các chủng sinh và sau đó là giữa hàng linh mục.
Đức Thánh Cha cũng nhắc đến 4 “sự gần gũi” mà một linh mục giáo phận phải có. Trước hết là gần gũi với Chúa trong cầu nguyện. Thứ đến là gần gũi với giám mục; không có giám mục, Giáo hội không ổn. Không có giám mục, linh mục có thể là một nhà lãnh đạo nhưng không phải là linh mục. Thứ ba là gần gũi giữa các linh mục với nhau. Đức Thánh Cha nói rằng, ngài đau lòng khi thấy các linh mục phân mảnh. Thứ tư là gần gũi dân Chúa. Ngài nói rằng: “Vui lòng đừng quên nơi từ đó mình xuất thân.” Nếu thiếu một trong bốn yếu tố này, linh mục sẽ trượt dần, sẽ trở nên giáo sĩ trị và thái độ cứng cỏi.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha nêu ra mẫu gương của Mẹ Maria, về ơn gọi đi theo Con của Mẹ, với sự vâng phục khiêm nhường và can đảm trước kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa. (CSR_7439_2019)
Văn Yên, SJ