10/01/2025

Không khí tại TP.HCM và Hà Nội sắp chạm mức cực nguy hại cho sức khoẻ

Chỉ số không khí tại TP.HCM và Hà Nội sắp chạm ngưỡng màu tím – mức cực nguy hại cho sức khoẻ con người.

 

Không khí tại TP.HCM và Hà Nội sắp chạm mức cực nguy hại cho sức khoẻ

Chỉ số không khí tại TP.HCM và Hà Nội sắp chạm ngưỡng màu tím – mức cực nguy hại cho sức khoẻ con người.
 
 
 
 
 
 

Chỉ số AQI đo được tại TP.HCM và Thủ đô Hà Nội lúc 10 giờ sáng nay (11.12) /// H.Mai

Chỉ số AQI đo được tại TP.HCM và Thủ đô Hà Nội lúc 10 giờ sáng nay (11.12)   H.Mai

 

 
Từ khoảng 8 giờ 30 sáng nay (11.12), chỉ số chất lượng không khí (AQI) đo được tại TP.HCM và Thủ đô Hà Nội theo Air Visual đều ở mức xấu, có hại cho sức khỏe – mức màu đỏ. Cụ thể, tại TP.HCM, mức AQI đạt 178, Hà Nội đo được 186.
 
Đáng nói, trời càng về trưa, mặt trời lên cao xua tan mây mù nhưng chất lượng không khí ở cả 2 thành phố không những không cải thiện mà có dấu hiệu ngày càng xấu đi. 10 giờ sáng, Air Visual thông tin chỉ số AQI tại TP.HCM đã lên tới 183, trong khi Hà Nội là 196, gần bước sang mức màu tím – cực kỳ nguy hại cho sức khỏe con người.
 
Cùng với đó, Hà Nội và TP.HCM đều góp mặt trong danh sách 10 thành phố có chất lượng không khí kém nhất toàn cầu, với vị trí xếp hạng lần lượt là thứ 5 và thứ 8.
Không khí tại TP.HCM và Hà Nội sắp chạm mức cực nguy hại cho sức khỏe - ảnh 1

TP.HCM và Hà Nội có mặt trong danh sách 10 thành phố có chỉ số ô nhiễm không khí cao nhất   H.Mai

 

Tại một Hội thảo về ô nhiễm không khí mới đây, PGS.TS Hồ Quốc Bằng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ô nhiễm không khí, thuộc Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết không khí tại TP.HCM đang ô nhiễm nghiêm trọng, chủ yếu ô nhiễm bụi (72,36% số liệu TSP quan trắc tại 12 vị trí giao thông vượt QCVN 05). Theo thống kê của WHO năm 2016, nồng độ trung bình năm của bụi min PM2.5 tại các đô thị ở Việt Nam khoảng 28 µg/m3 (cao hơn 3 lần so với khuyến nghị của WHO). Trong đó, TP.HCM có nồng độ bụi PM2.5 đạt tới gần 40 µg/m3. Cùng với Cần Thơ và Bắc Ninh, TP.HCM đang là 1 trong 3 điểm đen khí thải của cả nước.
 
Theo kết quả khảo sát, đo đạc các nguồn phát thải do Trung tâm Nghiên cứu ô nhiễm không khí thực hiện, ô nhiễm không khí tại TP.HCM đến từ 3 nguồn chính: Nguồn giao thông chiếm khoảng 50%, nguồn diện (hoạt động từ các hộ gia đình, nhà hàng, quán ăn, nông nghiệp, công trình xây dựng…) chiếm khoảng 30%, còn lại là nguồn điểm (hoạt động công nghiệp, bệnh viện, khách sạn). 
 
“Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong 8 triệu người, theo tính toán năm 2014 của WHO. Trong đó, khí thải động cơ diesel được đánh giá là nguyên nhân gây ung thư cao. Tại TP.HCM hiện nay, xe cá nhân tăng liên tục trong khi bầu không khí chỉ có giới hạn. Nếu tiếp tục để các hoạt động giao thông xả thải, không kiểm soát được nguồn phát thải này thì rất khó kiểm soát được ô nhiễm không khí, chất lượng cuộc sống của người dân TP.HCM sẽ ngày càng tồi tệ” – PGS.TS Hồ Quốc Bằng nhận định.
 
 
 
HÀ MAI