Đức Thánh Cha tiếp các tổ chức phi chính phủ lấy cảm hứng từ Công giáo
Đức Thánh Cha mời gọi các tổ chức phi chính phủ lấy cảm hứng từ Công giáo phát triển năng lực chuyên môn và củng cố căn tính Giáo hội.
Đức Thánh Cha tiếp các tổ chức phi chính phủ lấy cảm hứng từ Công giáo
Đức Thánh Cha mời gọi các tổ chức phi chính phủ lấy cảm hứng từ Công giáo phát triển năng lực chuyên môn và củng cố căn tính Giáo hội.
Sáng thứ Bảy 07/12 hôm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp 100 tham dự viên Diễn đàn Quốc tế lần thứ IV của các Tổ chức Phi chính phủ lấy cảm hứng từ Công giáo.
Trong số các tham dự viên có các vị Đại diện của Toà Thánh tại các tổ chức quốc tế, các đại diện của các cơ quan Giáo triều Roma và các thành viên của các tổ chức phi chính phủ lấy cảm hứng từ Công giáo.
Sự hiện diện của Giáo hội trong thế giới
Trong bài nói chuyện, trước hết, Đức Thánh Cha cám ơn sáng kiến mà qua đó Diễn đàn này muốn làm chứng tá cụ thể trong việc giúp đỡ những người dễ bị tổn thương nhất có thể được đón nhận và bao gồm trong xã hội. Tiếp đến, Đức Thánh Cha nhận định rằng ở những nơi mà nhân quyền, điều kiện sống của con người, giáo dục và phát triển đang là vấn đề, sự hiện diện của các tổ chức này chính là “sự hiện diện của Giáo hội trong thế giới, là cuộc sống và hoạt động của Giáo hội tại đó”. (Gaudium et Spes, 40).
Đối với Giáo hội, những nơi này là một “mặt trận” mà Giáo hội có thể giữ vai trò quan trọng. Công đồng Vatican II nói về sự phối hợp của các tổ chức Công giáo để trợ giúp cho cộng đồng các nước trên con đường hoà bình, trong tình thân huynh đệ. Đức Thánh Cha nhận xét rằng lời tuyên bố của Công đồng vẫn còn hiệu nghiệm và ngài đề cập đến 3 khía cạnh của tuyên bố này.
Đào tạo
Trước hết là đào tạo. Đức Thánh Cha nói rằng giữa sự phức tạp của thế giới và khủng hoảng nhân sinh, chúng ta được mời gọi làm chứng tá của cuộc sống. Chứng tá này có hai khía cạnh: một đàng nhận biết mình là khí cụ của Thiên Chúa trong thế giới. Theo nghĩa này, hiệu quả không phải là điều quan trọng nhất. Đàng khác, sự chuẩn bị chuyên môn về khoa học và các vấn đề con người là cần thiết. Do đó, học thuyết xã hội của Giáo hội đưa ra các nguyên tắc giáo hội học thiết yếu giúp phục vụ nhân loại tốt hơn. Đức Thánh Cha khuyên các tham dự viên hiểu về học thuyết này và thực hiện trong công việc. Cung cấp sự đào tạo và giáo dục đầy đủ như cách thế đối diện với các vấn đề phức tạp của xã hội đương đại và đời sống chính trị là dấn thân ưu tiên của Giáo hội hiện nay. sở hữu các phương tiện cần thiết để đạt được mục đích đề ra
Sở hữu các phương tiện cần thiết để đạt được mục đích đề ra
Khía cạnh thứ hai là về sở hữu các phương tiện cần thiết để đạt được mục đích đề ra. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nhắc rằng các phương tiện là quan trọng và cần thiết nhưng đôi khi nó không đủ để đạt kết quả. Do đó, “chúng ta đừng nản chí, nhưng nhớ rằng Giáo hội luôn thực hiện những công việc to lớn với những phương tiện giới hạn”. Chúng ta cần nỗ lực phát huy các khả năng nhưng theo cách thức chứng tỏ rằng “mọi khả năng của chúng ta là do Chúa ban và không phải là của chính chúng ta”. Thiên Chúa luôn có thể ban cho chúng ta mọi ơn sủng tràn đầy để chúng ta có thể chia sẻ trong việc làm điều tốt (x. 2Cr 9,8).
Phối hợp các sáng kiến thông qua làm việc nhóm
Cuối cùng là phối hợp các sáng kiến thông qua làm việc nhóm. Đức Thánh Cha nói: “Cộng tác trong các dự án được chia sẻ làm cho giá trị công việc của chúng ta rõ ràng hơn, vì nó cho thấy bản tính của Giáo hội: sự hiệp thông, hành trình với nhau trong cùng sứ vụ phục vụ lợi ích chung, qua sự đồng trách nhiệm và đóng góp của mọi người.” (CSR_7415_2019)
Sáng thứ Bảy 07/12 hôm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp 100 tham dự viên Diễn đàn Quốc tế lần thứ IV của các Tổ chức Phi chính phủ lấy cảm hứng từ Công giáo.
Trong số các tham dự viên có các vị Đại diện của Toà Thánh tại các tổ chức quốc tế, các đại diện của các cơ quan Giáo triều Roma và các thành viên của các tổ chức phi chính phủ lấy cảm hứng từ Công giáo.
Sự hiện diện của Giáo hội trong thế giới
Trong bài nói chuyện, trước hết, Đức Thánh Cha cám ơn sáng kiến mà qua đó Diễn đàn này muốn làm chứng tá cụ thể trong việc giúp đỡ những người dễ bị tổn thương nhất có thể được đón nhận và bao gồm trong xã hội. Tiếp đến, Đức Thánh Cha nhận định rằng ở những nơi mà nhân quyền, điều kiện sống của con người, giáo dục và phát triển đang là vấn đề, sự hiện diện của các tổ chức này chính là “sự hiện diện của Giáo hội trong thế giới, là cuộc sống và hoạt động của Giáo hội tại đó”. (Gaudium et Spes, 40).
Đối với Giáo hội, những nơi này là một “mặt trận” mà Giáo hội có thể giữ vai trò quan trọng. Công đồng Vatican II nói về sự phối hợp của các tổ chức Công giáo để trợ giúp cho cộng đồng các nước trên con đường hoà bình, trong tình thân huynh đệ. Đức Thánh Cha nhận xét rằng lời tuyên bố của Công đồng vẫn còn hiệu nghiệm và ngài đề cập đến 3 khía cạnh của tuyên bố này.
Đào tạo
Trước hết là đào tạo. Đức Thánh Cha nói rằng giữa sự phức tạp của thế giới và khủng hoảng nhân sinh, chúng ta được mời gọi làm chứng tá của cuộc sống. Chứng tá này có hai khía cạnh: một đàng nhận biết mình là khí cụ của Thiên Chúa trong thế giới. Theo nghĩa này, hiệu quả không phải là điều quan trọng nhất. Đàng khác, sự chuẩn bị chuyên môn về khoa học và các vấn đề con người là cần thiết. Do đó, học thuyết xã hội của Giáo hội đưa ra các nguyên tắc giáo hội học thiết yếu giúp phục vụ nhân loại tốt hơn. Đức Thánh Cha khuyên các tham dự viên hiểu về học thuyết này và thực hiện trong công việc. Cung cấp sự đào tạo và giáo dục đầy đủ như cách thế đối diện với các vấn đề phức tạp của xã hội đương đại và đời sống chính trị là dấn thân ưu tiên của Giáo hội hiện nay. sở hữu các phương tiện cần thiết để đạt được mục đích đề ra
Sở hữu các phương tiện cần thiết để đạt được mục đích đề ra
Khía cạnh thứ hai là về sở hữu các phương tiện cần thiết để đạt được mục đích đề ra. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nhắc rằng các phương tiện là quan trọng và cần thiết nhưng đôi khi nó không đủ để đạt kết quả. Do đó, “chúng ta đừng nản chí, nhưng nhớ rằng Giáo hội luôn thực hiện những công việc to lớn với những phương tiện giới hạn”. Chúng ta cần nỗ lực phát huy các khả năng nhưng theo cách thức chứng tỏ rằng “mọi khả năng của chúng ta là do Chúa ban và không phải là của chính chúng ta”. Thiên Chúa luôn có thể ban cho chúng ta mọi ơn sủng tràn đầy để chúng ta có thể chia sẻ trong việc làm điều tốt (x. 2Cr 9,8).
Phối hợp các sáng kiến thông qua làm việc nhóm
Cuối cùng là phối hợp các sáng kiến thông qua làm việc nhóm. Đức Thánh Cha nói: “Cộng tác trong các dự án được chia sẻ làm cho giá trị công việc của chúng ta rõ ràng hơn, vì nó cho thấy bản tính của Giáo hội: sự hiệp thông, hành trình với nhau trong cùng sứ vụ phục vụ lợi ích chung, qua sự đồng trách nhiệm và đóng góp của mọi người.” (CSR_7415_2019)
Hồng Thuỷ