10/01/2025

Biến đổi khí hậu biến thác hùng vĩ thành cạn khô

Thác Victoria, một trong những điểm du lịch hùng vĩ ở miền nam châu Phi, giờ chỉ đổ nước thành từng dòng nhỏ vì đang trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua.

 

Biến đổi khí hậu biến thác hùng vĩ thành cạn khô

Thác Victoria, một trong những điểm du lịch hùng vĩ ở miền nam châu Phi, giờ chỉ đổ nước thành từng dòng nhỏ vì đang trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong một thế kỷ qua.



Biến đổi khí hậu biến thác hùng vĩ thành cạn khô - Ảnh 1.

Thác Victoria chỉ còn đổ những dòng thác nhỏ vì biến đổi khí hậu – Ảnh: REUTERS

 

Hãng tin Reuters cho biết thác Victoria là một điểm du lịch thu hút hàng triệu du khách trong nhiều năm qua nhờ dòng sông Zambezi ở Zimbabwe ở miền nam châu Phi đổ nước xuống từ độ cao 100m tạo ra cảnh quan thật hùng vĩ.

Hiện thác chỉ đổ nước theo dòng nhỏ, làm dấy lên lo ngại rằng biến đổi khí hậu có thể làm đóng cửa một trong những điểm du lịch cuốn hút nhất trong khu vực.

Thông thường, thác Victoria sẽ chảy chậm lại trong mùa khô. Tuy nhiên, các quan chức ở Zambezi cho biết mực nước năm nay thấp ở mức kỷ lục.

Chuyên gia về sông Zambezi, ông Harald Kling cho biết khi nước sông bị nóng hơn, khoảng 437 mét khối nước sông sẽ bốc hơi trong mỗi giây.

“Trong những năm trước, khi mùa khô tới, thác nước không ở trong tình trạng này. Đây là lần đầu tiên chúng tôi thấy thác bị như thế” – ông Dominic Nyambe, chủ cửa hàng bán đồ lưu niệm tại Livingstone, cho biết.

“Điều này ảnh hưởng đến chúng tôi, bởi vì khách hàng có thể thấy trên Internet (việc thác nước đang khô cạn). Chúng tôi không có nhiều du khách nữa” – ông Nyambe chia sẻ.

 

Khu vực phía nam châu Phi hiện đang hứng chịu một số ảnh hưởng tội tệ nhất của biến đổi khí hậu khi nước ngày càng cạn dần đi và khoảng 45 triệu người cần viện trợ thực phẩm vì mùa màng thất bát.

Zimbabwe và Zambia cũng đang mất điện trên diện rộng do ảnh hưởng đến thủy điện vì sông Zambezi cạn nước.

Dữ liệu từ Cục quản lý sông Zambezi cho thấy dòng chảy của sông đang ở mức chậm nhất kể từ năm 1995.

Tổng thống Zambia Edgar Lungu cho rằng sự việc này là “lời nhắc nhở nghiêm túc về những gì biến đổi khí hậu đang gây ra cho môi trường của chúng ta”.

 

 

ANH THƯ