Hội nghị quốc tế về bách hại Kitô hữu
Nhiều thượng phụ, hồng y, chính trị gia và Kitô hữu trên khắp thế giới đang tham dự Hội nghị quốc tế về bách hại Kitô hữu được tổ chức tại Budapest, thủ đô của Hungary.
Hội nghị quốc tế về bách hại Kitô hữu
Nhiều thượng phụ, hồng y, chính trị gia và Kitô hữu trên khắp thế giới đang tham dự Hội nghị quốc tế về bách hại Kitô hữu được tổ chức tại Budapest, thủ đô của Hungary.
Hội nghị diễn ra từ ngày 26-28/11, với 650 tham dự viên thuộc 40 quốc gia, bao gồm nhiều lãnh đạo Kitô giáo từ Syria, Iraq, Lebanon.
Trong lời khai mạc Hội nghị, ông Tristan Azbej, Tổng Thư ký Uỷ ban về Kitô hữu bị bách hại của Hungary, đã nói: “Chúng ta có 245 triệu lý do để ở đây (245 triệu là số Kitô hữu trên toàn thế giới bị bách hại). Đây là cách nhiều người bị bách hại hàng ngày vì niềm tin Kitô giáo của họ.”
Ông Azbej là một động lực thúc đẩy của tổ chức Hungary Helps, một sáng kiến của chính phủ nhằm cung cấp viện trợ quốc tế đặc biệt cho các cộng đồng Kitô giáo bị đàn áp ở Trung Đông, điều khác biệt của Hungary so với hầu hết các chính phủ Châu Âu.
Hy vọng các chính phủ châu Âu ý thức về tình trạng bách hại
Đức Tổng Giám mục Bashar Warda của Giáo phận Erbil, Iraq, hy vọng rằng nhiều lãnh đạo Châu Âu nhận thức tình trạng các Kitô hữu đang bị bách hại ở Trung Đông và phản ứng trước sự thật này.
Trong số các diễn giả Công giáo thuyết trình tại Hội nghị có Đức Hồng y Peter Erdő, Giáo chủ Hungary và Tổng Giám mục Budapest; Đức Hồng y Gerhard Ludwig Mueller, nguyên Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin; Đức Tổng Giám mục Antoine Camilleri, Sứ thần Toà Thánh tại Ethiopia.
Thủ tướng Viktor Orban đã chào toàn thể hội nghị; Tổng thống Trump cũng gửi thư cho các tham dự viên. Chính phủ Hungary và chính phủ Hoa Kỳ đã đồng ý cùng tài trợ cho các dự án tái thiết ở Qaraqosh, thành phố lớn nhất ở Iraq với đa số dân là Kitô hữu.
Hungary đi đầu trong việc trợ giúp Kitô hữu bị bách hại
Thủ tướng Orban nói: “Người Hungary tin rằng các giá trị Kitô giáo dẫn đến hòa bình và hạnh phúc và đây là lý do tại sao Hiến pháp của chúng tôi tuyên bố rằng bảo vệ Kitô giáo là nghĩa vụ đối với nhà nước Hungary, nó buộc chúng ta phải bảo vệ các cộng đồng Kitô giáo trên khắp thế giới bị đàn áp.” Ông nói thêm rằng, Hungary chỉ chiếm 0,12% dân số thế giới, nhưng việc họ đứng lên bảo vệ Kitô hữu là điều có ý nghĩa. (CNA 26/11/2019)
Hội nghị diễn ra từ ngày 26-28/11, với 650 tham dự viên thuộc 40 quốc gia, bao gồm nhiều lãnh đạo Kitô giáo từ Syria, Iraq, Lebanon.
Trong lời khai mạc Hội nghị, ông Tristan Azbej, Tổng Thư ký Uỷ ban về Kitô hữu bị bách hại của Hungary, đã nói: “Chúng ta có 245 triệu lý do để ở đây (245 triệu là số Kitô hữu trên toàn thế giới bị bách hại). Đây là cách nhiều người bị bách hại hàng ngày vì niềm tin Kitô giáo của họ.”
Ông Azbej là một động lực thúc đẩy của tổ chức Hungary Helps, một sáng kiến của chính phủ nhằm cung cấp viện trợ quốc tế đặc biệt cho các cộng đồng Kitô giáo bị đàn áp ở Trung Đông, điều khác biệt của Hungary so với hầu hết các chính phủ Châu Âu.
Hy vọng các chính phủ châu Âu ý thức về tình trạng bách hại
Đức Tổng Giám mục Bashar Warda của Giáo phận Erbil, Iraq, hy vọng rằng nhiều lãnh đạo Châu Âu nhận thức tình trạng các Kitô hữu đang bị bách hại ở Trung Đông và phản ứng trước sự thật này.
Trong số các diễn giả Công giáo thuyết trình tại Hội nghị có Đức Hồng y Peter Erdő, Giáo chủ Hungary và Tổng Giám mục Budapest; Đức Hồng y Gerhard Ludwig Mueller, nguyên Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin; Đức Tổng Giám mục Antoine Camilleri, Sứ thần Toà Thánh tại Ethiopia.
Thủ tướng Viktor Orban đã chào toàn thể hội nghị; Tổng thống Trump cũng gửi thư cho các tham dự viên. Chính phủ Hungary và chính phủ Hoa Kỳ đã đồng ý cùng tài trợ cho các dự án tái thiết ở Qaraqosh, thành phố lớn nhất ở Iraq với đa số dân là Kitô hữu.
Hungary đi đầu trong việc trợ giúp Kitô hữu bị bách hại
Thủ tướng Orban nói: “Người Hungary tin rằng các giá trị Kitô giáo dẫn đến hòa bình và hạnh phúc và đây là lý do tại sao Hiến pháp của chúng tôi tuyên bố rằng bảo vệ Kitô giáo là nghĩa vụ đối với nhà nước Hungary, nó buộc chúng ta phải bảo vệ các cộng đồng Kitô giáo trên khắp thế giới bị đàn áp.” Ông nói thêm rằng, Hungary chỉ chiếm 0,12% dân số thế giới, nhưng việc họ đứng lên bảo vệ Kitô hữu là điều có ý nghĩa. (CNA 26/11/2019)
Hồng Thuỷ