ĐTC Phanxicô thăm Đức Tăng thống của Phật giáo
10 giờ sáng 21/11/2019, ĐTC đến thăm Chùa Wat Ratchabophit Sathit Maha Simaram và gặp Đức Tăng thống Somdej Phra Maha Muneewong, trụ trì chùa. Trong bài diễn văn ĐTC ca ngợi đặc tính của dân tộc Thái Lan là một dân tộc mỉm cười; cám ơn người Thái vì đã đón nhận các Kitô hữu, sống an hoà; văn hoá gặp gỡ có thể thực hiện được qua tình huynh đệ và từ bi.
ĐTC Phanxicô thăm Đức Tăng thống của Phật giáo
10 giờ sáng 21/11/2019, ĐTC đến thăm Chùa Wat Ratchabophit Sathit Maha Simaram và gặp Đức Tăng thống Somdej Phra Maha Muneewong, trụ trì chùa. Trong bài diễn văn ĐTC ca ngợi đặc tính của dân tộc Thái Lan là một dân tộc mỉm cười; cám ơn người Thái vì đã đón nhận các Kitô hữu, sống an hoà; văn hoá gặp gỡ có thể thực hiện được qua tình huynh đệ và từ bi.
Chùa Wat Ratchabophit Sathit Maha Simaram – Đức Tăng thống Somdej Phra Maha Muneewong
Chùa Wat Ratchabophit Sathit Maha Simaram là ngôi chùa lịch sử của các nhà sư Thái Lan và các Tăng Thống. Chùa được vua Rama V xây dựng vào năm 1869. Theo truyền thống hoàng gia, thì mỗi quốc vương phải có ngôi chùa riêng. Bên trong ngôi chùa, kiến trúc truyền thống của Thái Lan và của các nhà thờ lớn gothic châu Âu gặp nhau. Tại đây, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã gặp Đức Tăng thống thứ 18 Somdej Phra Ariyawongsagatanana, vào ngày 10 tháng 5 năm 1984, trong chuyến tông du đến châu Á.
Đức Tăng thống Somdej Phra Maha Muneewong là Tăng thống thứ 20 của các tín đồ Phật giáo, được Vua Rama X chỉ định trụ trị chùa vào ngày 12 tháng 2 năm 2017. Là một chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và kỷ luật cho các tín đồ, Tăng Thống còn là thành viên của Uỷ ban về Luật pháp và Ngôn ngữ và Chủ tịch của Hội đồng Đại học Phật giáo Mahamakut.
Khi đến nơi, ĐTC được Thư ký của Tăng thống đón tại lối vào và cả hai tiến vào bên trong. Buổi gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Tăng thống cũng như giữa các vị đại diện của hai tôn giáo diễn ra trong bầu khí ấm cúng, thân thiện. Sau lời chào mừng của Tăng thống, là bài diễn văn của ĐTC.
Dân tộc tươi cười
Mở đầu bài diễn văn ĐTC nói: Tôi rất vui được đến đây, một ngôi chùa, biểu tượng của các giá trị giáo dục đặc trưng cho dân tộc Thái Lan. Do nguồn gốc Phật giáo, đa số người Thái đã được thấm nhuần cách tôn trọng sự sống và những người lớn tuổi, thấm nhuần một lối sống tiết độ, dựa trên suy tư, buông bỏ, làm việc chăm chỉ và kỷ luật. Những đường nét này nuôi dưỡng đặc điểm khác biệt của qúy vị như một “dân tộc tươi cười”.
Văn hoá gặp gỡ là có thể
Tiếp đến, ĐTC bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị tiền nhiệm của cả hai bên. Đó là sự kiện diễn ra cách đây gần 50 năm, Đức Tăng thống 17, Somdej Phra Wanarat (Pun Punnasiri), cùng với một nhóm các nhà sư Phật giáo viếng thăm ĐGH Phaolô VI tại Vatican. Và bước tiếp theo, ĐGH Gioan Phaolô II cũng đã đến thăm ngôi chùa này. Về phía cá nhân, ĐTC nói: “Cá nhân tôi đã có vinh dự được đón tiếp một phái đoàn tu sĩ đến từ chùa Wat Pho, với món quà là bản dịch của một bản thảo Phật giáo cổ bằng ngôn ngữ Pali, hiện được lưu giữ tại Thư viện Toà Thánh. Điều này chứng tỏ rằng văn hoá gặp gỡ là có thể, ngay cả trong những khác biệt. Chúng ta trao cho thế giới niềm hy vọng về khả năng khuyến khích và nâng đỡ những người bị tổn thương. Như thế, vai trò của các tôn giáo được ví như những ngọn hải đăng của niềm hy vọng, thúc đẩy và bảo đảm cho tình huynh đệ.”
Dân tộc Thái đón nhận Kitô hữu
“Trong tinh thần này, tôi xin cám ơn dân tộc Thái, bởi vì, từ khi Kitô giáo đến Thái Lan, khoảng hơn bốn thế kỷ trước, người Công giáo, mặc dù là một nhóm thiểu số, được tự do thực hành tôn giáo và trong nhiều năm đã sống hoà thuận với anh chị em Phật tử”.
Văn hoá từ bi, tình huynh đệ và gặp gỡ
“Với lòng tin tưởng và tình huynh đệ này, tôi muốn khẳng định lại sự dấn thân cá nhân của tôi và của toàn Giáo hội để gia tăng việc đối thoại cởi mở và tôn trọng, phục vụ cho hoà bình và hạnh phúc của dân tộc này. Nhờ trao đổi học thuật, cho phép chúng ta hiểu biết nhau nhiều hơn, cũng như thực hành việc suy tư, lòng thương xót và sự phân định – rất phổ biến đối với truyền thống của chúng ta. Chúng ta có thể cùng nhau phát triển và khuyến khích các tín đồ của chúng ta phát triển các hoạt động bác ái mới, có khả năng tạo ra và gia tăng các sáng kiến cụ thể trên con đường của tình huynh đệ, đặc biệt đối với những người nghèo và ngôi nhà chung của chúng ta đang bị ngược đãi. Bằng cách này, chúng ta sẽ góp phần hình thành một nền văn hóa từ bi, tình huynh đệ và gặp gỡ, cả ở đây và ở những nơi khác trên thế giới. Tôi chắc chắn rằng hành trình này sẽ tiếp tục sinh hoa trái dồi dào.”
Sau bài phát biểu, ĐTC ký vào sổ vàng. Hai bên trao đổi quà và chụp hình lưu niệm.
Chùa Wat Ratchabophit Sathit Maha Simaram – Đức Tăng thống Somdej Phra Maha Muneewong
Chùa Wat Ratchabophit Sathit Maha Simaram là ngôi chùa lịch sử của các nhà sư Thái Lan và các Tăng Thống. Chùa được vua Rama V xây dựng vào năm 1869. Theo truyền thống hoàng gia, thì mỗi quốc vương phải có ngôi chùa riêng. Bên trong ngôi chùa, kiến trúc truyền thống của Thái Lan và của các nhà thờ lớn gothic châu Âu gặp nhau. Tại đây, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã gặp Đức Tăng thống thứ 18 Somdej Phra Ariyawongsagatanana, vào ngày 10 tháng 5 năm 1984, trong chuyến tông du đến châu Á.
Đức Tăng thống Somdej Phra Maha Muneewong là Tăng thống thứ 20 của các tín đồ Phật giáo, được Vua Rama X chỉ định trụ trị chùa vào ngày 12 tháng 2 năm 2017. Là một chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và kỷ luật cho các tín đồ, Tăng Thống còn là thành viên của Uỷ ban về Luật pháp và Ngôn ngữ và Chủ tịch của Hội đồng Đại học Phật giáo Mahamakut.
Khi đến nơi, ĐTC được Thư ký của Tăng thống đón tại lối vào và cả hai tiến vào bên trong. Buổi gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Tăng thống cũng như giữa các vị đại diện của hai tôn giáo diễn ra trong bầu khí ấm cúng, thân thiện. Sau lời chào mừng của Tăng thống, là bài diễn văn của ĐTC.
Dân tộc tươi cười
Mở đầu bài diễn văn ĐTC nói: Tôi rất vui được đến đây, một ngôi chùa, biểu tượng của các giá trị giáo dục đặc trưng cho dân tộc Thái Lan. Do nguồn gốc Phật giáo, đa số người Thái đã được thấm nhuần cách tôn trọng sự sống và những người lớn tuổi, thấm nhuần một lối sống tiết độ, dựa trên suy tư, buông bỏ, làm việc chăm chỉ và kỷ luật. Những đường nét này nuôi dưỡng đặc điểm khác biệt của qúy vị như một “dân tộc tươi cười”.
Văn hoá gặp gỡ là có thể
Tiếp đến, ĐTC bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị tiền nhiệm của cả hai bên. Đó là sự kiện diễn ra cách đây gần 50 năm, Đức Tăng thống 17, Somdej Phra Wanarat (Pun Punnasiri), cùng với một nhóm các nhà sư Phật giáo viếng thăm ĐGH Phaolô VI tại Vatican. Và bước tiếp theo, ĐGH Gioan Phaolô II cũng đã đến thăm ngôi chùa này. Về phía cá nhân, ĐTC nói: “Cá nhân tôi đã có vinh dự được đón tiếp một phái đoàn tu sĩ đến từ chùa Wat Pho, với món quà là bản dịch của một bản thảo Phật giáo cổ bằng ngôn ngữ Pali, hiện được lưu giữ tại Thư viện Toà Thánh. Điều này chứng tỏ rằng văn hoá gặp gỡ là có thể, ngay cả trong những khác biệt. Chúng ta trao cho thế giới niềm hy vọng về khả năng khuyến khích và nâng đỡ những người bị tổn thương. Như thế, vai trò của các tôn giáo được ví như những ngọn hải đăng của niềm hy vọng, thúc đẩy và bảo đảm cho tình huynh đệ.”
Dân tộc Thái đón nhận Kitô hữu
“Trong tinh thần này, tôi xin cám ơn dân tộc Thái, bởi vì, từ khi Kitô giáo đến Thái Lan, khoảng hơn bốn thế kỷ trước, người Công giáo, mặc dù là một nhóm thiểu số, được tự do thực hành tôn giáo và trong nhiều năm đã sống hoà thuận với anh chị em Phật tử”.
Văn hoá từ bi, tình huynh đệ và gặp gỡ
“Với lòng tin tưởng và tình huynh đệ này, tôi muốn khẳng định lại sự dấn thân cá nhân của tôi và của toàn Giáo hội để gia tăng việc đối thoại cởi mở và tôn trọng, phục vụ cho hoà bình và hạnh phúc của dân tộc này. Nhờ trao đổi học thuật, cho phép chúng ta hiểu biết nhau nhiều hơn, cũng như thực hành việc suy tư, lòng thương xót và sự phân định – rất phổ biến đối với truyền thống của chúng ta. Chúng ta có thể cùng nhau phát triển và khuyến khích các tín đồ của chúng ta phát triển các hoạt động bác ái mới, có khả năng tạo ra và gia tăng các sáng kiến cụ thể trên con đường của tình huynh đệ, đặc biệt đối với những người nghèo và ngôi nhà chung của chúng ta đang bị ngược đãi. Bằng cách này, chúng ta sẽ góp phần hình thành một nền văn hóa từ bi, tình huynh đệ và gặp gỡ, cả ở đây và ở những nơi khác trên thế giới. Tôi chắc chắn rằng hành trình này sẽ tiếp tục sinh hoa trái dồi dào.”
Sau bài phát biểu, ĐTC ký vào sổ vàng. Hai bên trao đổi quà và chụp hình lưu niệm.
Ngọc Yến