10/01/2025

Ngạc nhiên với cách người Philippines biến đảo rác thành đảo sạch

Dù được giới thiệu về du lịch, tôi lại ấn tượng bởi cách người dân địa phương cũng như chính quyền nỗ lực hạn chế rác thải, bảo vệ môi trường ở Philippines.

 

Ngạc nhiên với cách người Philippines biến đảo rác thành đảo sạch

Dù được giới thiệu về du lịch, tôi lại ấn tượng bởi cách người dân địa phương cũng như chính quyền nỗ lực hạn chế rác thải, bảo vệ môi trường ở Philippines.


 

Ngạc nhiên với cách người Philippines biến đảo rác thành đảo sạch - Ảnh 1.

Những thùng rác như thế này được đặt nhiều nơi trên đảo Coron, Philippines. Màu vàng đựng giấy, màu xanh đậm đựng chai nhựa và màu xanh nhạt đựng các loại rác khác – Ảnh: MINH KHUÊ

 

Giữa tháng 11-2019, Bộ Du lịch Philippines mời đoàn phóng viên, công ty du lịch từ Việt Nam đến thăm đảo du lịch Coron cách thủ đô Manila khoảng 45 phút bay. Và việc bảo vệ môi trường, phát triển bền vững ở đất nước hơn 7.000 hòn đảo để lại ít nhiều suy ngẫm. 

Phạt nặng người xả rác

Ngày đầu tiên ở đảo Coron, tôi ngay lập tức bị ấn tượng với những thùng rác làm bằng thùng phuy cắt đôi sơn ba màu vàng, xanh nhạt và xanh đậm dọc hai bên đường. Thỉnh thoảng qua cửa ôtô lại thấy những điểm tập kết các chai nhựa để người dân bỏ vào.

Ngạc nhiên với cách người Philippines biến đảo rác thành đảo sạch - Ảnh 2.

Thùng đựng rác phân loại ở bên trong khu du lịch Intramuros, thủ đô Manila – Ảnh: MINH KHUÊ

 

Dạo bộ một vòng quanh đảo sáng sớm, ông Nguyễn Thanh Hải – Công ty cổ phần Fiditour – cảm thán: “Thùng được đặt khắp nơi nên đường phố luôn sạch sẽ. Màu sắc từng thùng quy định từng loại rác thải cũng giúp người dân dễ nhận biết hơn”.

Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, ông Rolando Slim – 68 tuổi, một cảnh sát về hưu ở địa phương – cho biết: “Bốn năm trước trên đảo rác khắp nơi. Sau đó, chính quyền địa phương lập dự án hướng dẫn học sinh, người dân địa phương phân loại rác và phạt nặng người xả rác ra đường”.

Ông Rolando Slim giải thích thêm: “Lần thứ nhất phạt 1.500 peso, lần thứ hai phạt 2.500 peso và lần thứ ba phạt 5.000 peso. Do nghiêm khắc nên tình trạng chai nhựa, rác ngập tràn trên đường phố, bãi biển giảm đi rõ rệt”.

Túi giấy thay túi nilông

Một buổi tối ở khách sạn trên đảo Coron, anh Nguyễn Tuấn Dũng – hướng dẫn cho đoàn Việt Nam ở Philippines – đi siêu thị về ôm một túi giấy đựng bia và một ít trái cây. Dùng túi giấy thay cho túi nilông là hình ảnh phổ biến ở các siêu thị, kể cả tiệm tạp hóa tại Philippines.

Ngạc nhiên với cách người Philippines biến đảo rác thành đảo sạch - Ảnh 3.

Hầu hết siêu thị ở Philippines đều dùng túi giấy để đựng hàng hóa cho khách – Ảnh: MINH KHUÊ

 

Ở những nơi này, nhân viên tính tiền luôn hỏi khách có mua “eco bag” (túi làm bằng vật liệu thân thiện môi trường, khoảng 5.000 đồng/cái). Nếu khách không mua sẽ được phát túi giấy để đựng đồ chứ không dùng túi nilông.

Ngạc nhiên với cách người Philippines biến đảo rác thành đảo sạch - Ảnh 4.

“Chúng tôi nói lời tạm biệt với chai nhựa” – cách bảo vệ môi trường ở khu nghỉ dưỡng Busuanga, Coron, Phlippines – Ảnh: MINH KHUÊ

 

Ngoài ra, khách ở khu nghỉ dưỡng Busuanga bước vào phòng sẽ gặp ngay dòng chữ: “Chúng tôi nói lời tạm biệt chai nhựa” bên cạnh chai thủy tinh đựng nước phục vụ du khách. Nơi này cũng dùng ống hút giấy thay ống hút nhựa.

Khung xe đạp, bình đựng nước, gọng kính… bằng tre

Ngạc nhiên với cách người Philippines biến đảo rác thành đảo sạch - Ảnh 5.

Các sản phẩm làm từ tre của một công ty ở Manila – Ảnh: MINH KHUÊ

 

Hôm đoàn đến thủ đô Manila của Philippines, nhiều người thích thú với những vật liệu làm bằng tre của một công ty bên trong thành Intramuros. Đó là những khung xe đạp, bình đựng nước, gọng kính, bộ dao nĩa trên bàn ăn… được làm bằng tre rất bắt mắt.

Ngạc nhiên với cách người Philippines biến đảo rác thành đảo sạch - Ảnh 6.

Du khách rất thích thú với những chiếc xe đạp có khung làm từ tre – Ảnh: MINH KHUÊ

 

“Những cây tre có tuổi đời lâu năm rất cứng có thể làm khung xe đạp và các vật dụng khác trong đời sống hằng ngày. Tre cũng là một trong những vật liệu cho dự án phát triển môi trường bền vững” – đại diện công ty cho biết. Và du khách có thể thuê những chiếc xe đạp khung tre “vi vu” tham quan thành cổ Intramuros hay ngắm hoàng hôn trên vịnh Manila do công ty du lịch tổ chức.

Không để quá tải du khách

img_8783

Một bãi tắm thu hút đông du khách trên đảo Coron. Bộ Du lịch nước này cho biết luôn giữ cho không quá tải các điểm du lịch để phát triển bền vững – Ảnh: MINH KHUÊ

 

Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, ông Glen Agustin – phòng phát triển sản phẩm và thị trường, Bộ Du lịch Philippines – cho biết một trong những nhân tố then chốt để bảo vệ môi trường và phát triển du lịch là không để quá tải du khách ở những điểm du lịch.

“Chúng tôi luôn tính toán mỗi điểm đến có thể đáp ứng phục vụ tốt nhất cho bao nhiêu du khách về chỗ ăn ở, tham quan, nghỉ dưỡng. Nếu như quá tải sẽ không phục vụ tốt và ảnh hưởng đến thiên nhiên và cuộc sống xung quanh” – ông Glen Agustin nói.

img_8778

Du khách tại một bãi tắm trên đảo Coron – Ảnh: MINH KHUÊ

 

Ngoài ra, theo ông Glen Agustin, những yếu tố khác vẫn được thực hiện để bảo vệ môi trường là có những nơi xử lý nước thải đạt chuẩn mới thải ra biển, không sử dụng nhựa dùng một lần như ống hút, chai nhựa tại các nhà hàng, khách sạn…

 

 

MINH KHUÊ