28/11/2024

Uỷ ban Công bằng Xã hội và Sinh thái của Dòng Tên kỷ niệm 50 năm

Dòng Tên kỷ niệm 50 năm thành lập Uỷ ban về Công bằng Xã hội và Sinh thái bằng việc tổ chức một cuộc họp khoáng đại tại trụ sở của Dòng ở Roma từ 4-8/11 với hơn 200 tham dự viên đến từ 62 nước, gồm các tu sĩ Dòng Tên đang dấn thân trong lĩnh vực tông đồ xã hội, các chuyên viên và những nhà hoạt động thăng tiến xã hội.

 Uỷ ban Công bằng Xã hội và Sinh thái của Dòng Tên kỷ niệm 50 năm

 

 

Trung tâm Tị nạn của Dòng Tên tại Croatia

Dòng Tên kỷ niệm 50 năm thành lập Uỷ ban về Công bằng Xã hội và Sinh thái bằng việc tổ chức một cuộc họp khoáng đại tại trụ sở của Dòng ở Roma từ 4-8/11 với hơn 200 tham dự viên đến từ 62 nước, gồm các tu sĩ Dòng Tên đang dấn thân trong lĩnh vực tông đồ xã hội, các chuyên viên và những nhà hoạt động thăng tiến xã hội. Đặc biệt, trong phiên khai mạc, có sự hiện diện của ĐHY Peter Turkson, Tổng trưởng Bộ Phục vụ và Phát triển Con người Toàn diện, ĐHY Michael Czerny, Phó Thư ký Phân bộ Di dân và Tị nạn và ĐHY Barreto, TGM Huancayo của Peru.

Mục đích của hội nghị gồm những bước nhìn lại, phân tích hiện tại và lập kế hoạch tương lai. Chương trình làm việc ngày đầu tiên là nhìn lại những sáng kiến ban đầu từ năm 1969 của Cha Pedro Arrupe, Tổng quyền Dòng Tên thời đó, với thánh lễ nhớ đến các vị tử đạo vì dấn thân cho công bằng xã hội. Có tổng cộng 57 tu sĩ Dòng Tên chết vì dấn thân xã hội trong 50 năm qua. Cha Xavier Jeyaraj, giám đốc Uỷ ban, cho biết: “Đây là dịp làm mới lại sức sống thiêng liêng của việc dấn thân xã hội. Một số tham dự viên đến từ những môi trường đặc biệt khó khăn và phức tạp.”

Hội nghị dành 2 ngày tiếp theo để phân tích những thách đố hiện tại và 2 ngày cuối để lập kế hoạch cho hướng đi tương lai của công bằng xã hội và sinh thái.

Đại diện Việt Nam, có Cha Phêrô Trương Văn Phúc, S.J., là người đã dấn thân mạnh mẽ trong các chương trình thăng tiến xã hội và bác ái tại Việt Nam, đặc biệt cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Cha Xavier, trong cuộc phỏng vấn báo Quan sát viên Roma, cho biết: “Trong khi xã hội đối xử với người nghèo như những người phải xấu hổ, nhưng ngược lại, sự nghèo đói mới là điều đáng xấu hổ. Nó phải bị xoá bỏ, sự bất bình đẳng phải bị lên án nhiều hơn, cũng tương tự với việc thu vén nhiều của cải bởi một số ít người.”

Ngày áp cuối của hội nghị, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ có một buổi tiếp kiến các tham dự viên. (CSR_6521_2019)
 
 

Văn Yên, SJ