16/01/2025

Sao chổi từ không gian liên sao mang nước đến Thái dương hệ

Nước thuộc về một hệ sao xa lạ đã được đưa đến gần Trái đất nhờ vào “vị khách không mời” lao đến từ bên ngoài hệ mặt trời là sao chổi 2I/Borisov, làm nhen nhóm hy vọng về sự sống ở không gian.

 

Sao chổi từ không gian liên sao mang nước đến Thái dương hệ

Nước thuộc về một hệ sao xa lạ đã được đưa đến gần Trái đất nhờ vào “vị khách không mời” lao đến từ bên ngoài hệ mặt trời là sao chổi 2I/Borisov, làm nhen nhóm hy vọng về sự sống ở không gian.


 

Hình ảnh sao chổi Borisov /// NASA,/ESA

Hình ảnh sao chổi Borisov   NASA,/ESA

 

 
Trong một phát hiện đột phá, các nhà thiên văn nghiên cứu sao chổi Borisov tuyên bố đã tìm được nước trên thiên thể bí ẩn này.
 
Borisov đã trở thành mục tiêu nghiên cứu của các chuyên gia Trái đất sau khi nó được phát hiện vào ngày 30.8 nhờ vào công của nhà thiên văn học nghiệp dư Gennady Borisov (người Crimea),
 
Đến ngày 10.10, họ tuyên bố Borisov đến từ một hệ sao đôi có tên “Kruger 60”, cách địa cầu khoảng 13 năm ánh sáng.
 
Sao chổi từ không gian liên sao mang nước đến Thái dương hệ - ảnh 1

Mô hình quỹ đạo của Borisov  NASA

 

Đội ngũ chuyên gia của Trung tâm Du hành Không gian Goddard thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã sử dụng quang phổ để quan sát thành phần cấu tạo hóa học của những thứ toả ra bề mặt sao chổi khi nó di chuyển trong không gian.
 
Kết quả thu được cho thấy Borisov toả ra 1,13 x 1026 lít nước/giây, theo trang New Scientist.
 
Khám phá mới đóng vai trò vô cùng quan trọng vì là bằng chứng cho thấy hệ mặt trời không phải là nơi duy nhất sở hữu các sao chổi dồi dào nước, và vũ trụ nhiều khả năng vẫn còn có các thế giới đủ năng lực dung dưỡng sự sống.
Sao chổi từ không gian liên sao mang nước đến Thái dương hệ - ảnh 2

Oumuamua gây nhiều bí ẩn  ESO

 

Nói cách khác, chúng ta có thể không hề đơn độc trong vũ trụ bao la này.
 
Borisov sẽ đến sát mặt trời vào ngày 10.12, cho phép cộng đồng khoa học có cơ hội phân tích nó trong ít nhất 6 tuần nữa trước khi thiên thể này biến mất.
 
Đây là lần thứ hai trong nhiều năm một vật thể thuộc không gian liên vì sao “đi lạc” vào hệ mặt trời. “Vị khách” đầu tiên là Oumuamua 2.0 vào năm 2017.
 
 
HẠO NHIÊN