ĐTC Phanxicô: “Tôi có thể làm điều gì tốt cho Tin Mừng?”
Đức Thánh Cha nói: “Trong Thượng Hội đồng chúng tôi đã tự hỏi, mong muốn mở ra những con đường mới để loan báo Tin Mừng. Và trên hết, chúng tôi cảm thấy sự cần thiết, như người thu thuế trong Tin mừng hôm nay (x. Lc 18,13-14), đặt mình trước Chúa, đặt Chúa lại ở trung tâm, ở cấp độ cá nhân và Giáo hội, bởi vì chúng ta chỉ loan báo những gì mình sống.
ĐTC Phanxicô: “Tôi có thể làm điều gì tốt cho Tin Mừng?”
Đức Thánh Cha nói: “Trong Thượng Hội đồng chúng tôi đã tự hỏi, mong muốn mở ra những con đường mới để loan báo Tin Mừng. Và trên hết, chúng tôi cảm thấy sự cần thiết, như người thu thuế trong Tin mừng hôm nay (x. Lc 18,13-14), đặt mình trước Chúa, đặt Chúa lại ở trung tâm, ở cấp độ cá nhân và Giáo hội, bởi vì chúng ta chỉ loan báo những gì mình sống.
Vào lúc 12 giờ trưa Chúa Nhật 27.10.2019, Đức Thánh Cha đã xuất hiện tại cửa sổ Dinh Tông Toà để chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu.
Trong bài huấn dụ, Liên kết với Thượng Hội đồng Giám mục về miền Amazon mới kết thúc với Thánh lễ được cử hành trong Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng điểm xuất phát cho hành trình của Thượng Hội đồng chính là lời cầu nguyện của người nghèo; những lời nguyện vọng lên các tầng mây, bởi vì Thiên Chúa lắng nghe lời kẻ bị áp bức (x. Hc 35,21.16).
Vào lúc 12 giờ trưa Chúa Nhật 27.10.2019, Đức Thánh Cha đã xuất hiện tại cửa sổ Dinh Tông Toà để chủ sự buổi đọc Kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu.
Trong bài huấn dụ, Liên kết với Thượng Hội đồng Giám mục về miền Amazon mới kết thúc với Thánh lễ được cử hành trong Đền thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng điểm xuất phát cho hành trình của Thượng Hội đồng chính là lời cầu nguyện của người nghèo; những lời nguyện vọng lên các tầng mây, bởi vì Thiên Chúa lắng nghe lời kẻ bị áp bức (x. Hc 35,21.16).
Đừng tiếp tục dửng dưng
Đức Thánh Cha nói: “Lời kêu gào của người nghèo cùng với tiếng kêu của trái đất từ miền Amazon vọng đến chúng ta. Sau ba tuần lễ này, chúng ta không thể giả vờ không nghe thấy tiếng kêu này. Tiếng kêu của những người nghèo, cùng với tiếng kêu của những người tham dự Thượng Hội đồng cũng như những người bên ngoài – các mục tử, người trẻ, khoa học gia – thúc đẩy chúng ta đừng tiếp tục dửng dưng. Chúng ta thường nghe câu nói “muộn còn hơn quá trễ”: nó không thể tiếp tục chỉ là một khẩu hiệu.”
Bước đi cùng nhau
Tiếp tục bài huấn dụ, Đức Thánh Cha giải thích từ ngữ Sinodo trong tiếng Ý, tiếng Việt tạm dịch là Thượng Hội đồng Giám mục. Đó là bước đi cùng nhau, được củng cố bởi sự can đảm và niềm an ủi từ Chúa. Ngài nói: “Chúng tôi đã bước đi và nhìn vào mắt nhau và lắng nghe nhau, với sự chân thành, không dấu diếm những khó khăn, cảm nghiệm nét đẹp của việc tiến bước trong hiệp nhất, để phục vụ.
“Tôi có thể làm điều gì tốt cho Tin Mừng?”
Lời thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai hôm nay khích lệ chúng ta: “Nhưng có Chúa đứng bên cạnh, Người đã ban sức mạnh cho tôi, để nhờ tôi mà việc rao giảng được hoàn thành, và tất cả các dân ngoại được nghe biết Tin Mừng.” (câu 17). Đây là mong ước cuối cùng của Thánh Phaolô: đó là Tin Mừng được loan báo cho mọi dân tộc. Điều này là điều trên hết và có giá trị hơn tất cả. Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu tự hỏi: “Tôi có thể làm điều gì tốt cho Tin Mừng?”
Đặt mình trước Chúa, đặt Chúa lại ở trung tâm
Đức Thánh Cha nói tiếp: “Trong Thượng Hội đồng chúng tôi đã tự hỏi, mong muốn mở ra những con đường mới để loan báo Tin Mừng. Và trên hết, chúng tôi cảm thấy sự cần thiết, như người thu thuế trong Tin mừng hôm nay (xem Lc 18,13-14), đặt mình trước Chúa, đặt Chúa lại ở trung tâm, ở cấp độ cá nhân và Giáo hội, bởi vì chúng ta chỉ loan báo những gì mình sống.
Rời bỏ bến bờ an toàn để ra khơi thả lưới
Và để sống vì Chúa Giêsu, để sống vì Tin Mừng thì cần phải đi ra khỏi chính mình. Khi đó chúng ta cảm thấy được khuyến khích ra khơi, rời bỏ bến bờ thoải mái của các bến cảng an toàn của mình để đi vào chỗ nước sâu: không phải trong vùng nước đầm lầy của ý thức hệ, mà là trong vùng biển rộng mở, nơi Chúa Thánh Linh mời gọi chúng ta thả lưới. Ra khơi là để cho chúng ta bị thách thức bởi tính mới lạ của nó, là đáp lại lời mời gọi ra khỏi chính mình và các kế hoạch của mình để Tin Mừng có thể tỏa sáng ở trung tâm với phong cách của nó: nghèo triệt để, truyền giáo trong mục vụ, hiệp thông.”
Mẹ Maria – Nữ Vương của miền Amazon
Cuối cùng, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu cầu nguyện với Đức Trinh nữ Maria, được tôn kính và yêu quý như Nữ Vương của miền Amazon, để hành trình sắp đến không được thực hiện với sự chiếm đoạt nhưng hội nhập văn hóa: với sự can đảm khiêm nhường của người mẹ trở thành người bảo vệ các con nhỏ của mình, bảo vệ những người bị áp bức. Chúng ta phó thác cho Mẹ, Đấng đã chăm sóc Chúa Giêsu trong sự nghèo khó ở Nazareth, những người con nghèo khổ nhất và ngôi nhà chung của chúng ta. Mẹ là người nữ hy vọng, khẩn cầu để Chúa Thánh Thần xuống trên chúng ta, với sự sáng tạo ngọt ngào đổi mới mọi sự.
Cầu nguyện cho Liban
Sau khi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nhắc đến dân tộc Libăng, nhất là những người trẻ, trong những ngày qua đã kêu than trước những khó khăn xã hội và chính trị tại nước này. Đức Thánh Cha mời gọi mọi người tìm kiếm những giải pháp đúng đắn trên con đường đối thoại và ngài cầu xin Đức Mẹ maria, Nữ vương của Libăng, để với sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, nước này tiếp tục là nơi chung sống hòa bình và tôn trọng phẩm giá và tự do của mỗi người, vì thiện ích của vùng Trung đông.
Lần hạt Mân Côi cầu nguyện cho việc truyền giáo và cho hoà bình
Đức Thánh Cha cũng nhắc Chúa nhật này là Chúa nhật cuối tháng Mười, tháng truyền giáo và cũng là Tháng Mân Côi. Ngài tái mời gọi lần hạt Mân Côi cầu nguyện cho việc truyền giáo của Giáo hội ngày nay, đặc biệt cho các nhà truyền giáo nam nữ đang gặp nhiều khó khăn. Đồng thời ngài cũng mời gọi đọc Kinh Mân Côi cầu nguyện cho hoà bình.
Đức Thánh Cha nói: “Lời kêu gào của người nghèo cùng với tiếng kêu của trái đất từ miền Amazon vọng đến chúng ta. Sau ba tuần lễ này, chúng ta không thể giả vờ không nghe thấy tiếng kêu này. Tiếng kêu của những người nghèo, cùng với tiếng kêu của những người tham dự Thượng Hội đồng cũng như những người bên ngoài – các mục tử, người trẻ, khoa học gia – thúc đẩy chúng ta đừng tiếp tục dửng dưng. Chúng ta thường nghe câu nói “muộn còn hơn quá trễ”: nó không thể tiếp tục chỉ là một khẩu hiệu.”
Bước đi cùng nhau
Tiếp tục bài huấn dụ, Đức Thánh Cha giải thích từ ngữ Sinodo trong tiếng Ý, tiếng Việt tạm dịch là Thượng Hội đồng Giám mục. Đó là bước đi cùng nhau, được củng cố bởi sự can đảm và niềm an ủi từ Chúa. Ngài nói: “Chúng tôi đã bước đi và nhìn vào mắt nhau và lắng nghe nhau, với sự chân thành, không dấu diếm những khó khăn, cảm nghiệm nét đẹp của việc tiến bước trong hiệp nhất, để phục vụ.
“Tôi có thể làm điều gì tốt cho Tin Mừng?”
Lời thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai hôm nay khích lệ chúng ta: “Nhưng có Chúa đứng bên cạnh, Người đã ban sức mạnh cho tôi, để nhờ tôi mà việc rao giảng được hoàn thành, và tất cả các dân ngoại được nghe biết Tin Mừng.” (câu 17). Đây là mong ước cuối cùng của Thánh Phaolô: đó là Tin Mừng được loan báo cho mọi dân tộc. Điều này là điều trên hết và có giá trị hơn tất cả. Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu tự hỏi: “Tôi có thể làm điều gì tốt cho Tin Mừng?”
Đặt mình trước Chúa, đặt Chúa lại ở trung tâm
Đức Thánh Cha nói tiếp: “Trong Thượng Hội đồng chúng tôi đã tự hỏi, mong muốn mở ra những con đường mới để loan báo Tin Mừng. Và trên hết, chúng tôi cảm thấy sự cần thiết, như người thu thuế trong Tin mừng hôm nay (xem Lc 18,13-14), đặt mình trước Chúa, đặt Chúa lại ở trung tâm, ở cấp độ cá nhân và Giáo hội, bởi vì chúng ta chỉ loan báo những gì mình sống.
Rời bỏ bến bờ an toàn để ra khơi thả lưới
Và để sống vì Chúa Giêsu, để sống vì Tin Mừng thì cần phải đi ra khỏi chính mình. Khi đó chúng ta cảm thấy được khuyến khích ra khơi, rời bỏ bến bờ thoải mái của các bến cảng an toàn của mình để đi vào chỗ nước sâu: không phải trong vùng nước đầm lầy của ý thức hệ, mà là trong vùng biển rộng mở, nơi Chúa Thánh Linh mời gọi chúng ta thả lưới. Ra khơi là để cho chúng ta bị thách thức bởi tính mới lạ của nó, là đáp lại lời mời gọi ra khỏi chính mình và các kế hoạch của mình để Tin Mừng có thể tỏa sáng ở trung tâm với phong cách của nó: nghèo triệt để, truyền giáo trong mục vụ, hiệp thông.”
Mẹ Maria – Nữ Vương của miền Amazon
Cuối cùng, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu cầu nguyện với Đức Trinh nữ Maria, được tôn kính và yêu quý như Nữ Vương của miền Amazon, để hành trình sắp đến không được thực hiện với sự chiếm đoạt nhưng hội nhập văn hóa: với sự can đảm khiêm nhường của người mẹ trở thành người bảo vệ các con nhỏ của mình, bảo vệ những người bị áp bức. Chúng ta phó thác cho Mẹ, Đấng đã chăm sóc Chúa Giêsu trong sự nghèo khó ở Nazareth, những người con nghèo khổ nhất và ngôi nhà chung của chúng ta. Mẹ là người nữ hy vọng, khẩn cầu để Chúa Thánh Thần xuống trên chúng ta, với sự sáng tạo ngọt ngào đổi mới mọi sự.
Cầu nguyện cho Liban
Sau khi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nhắc đến dân tộc Libăng, nhất là những người trẻ, trong những ngày qua đã kêu than trước những khó khăn xã hội và chính trị tại nước này. Đức Thánh Cha mời gọi mọi người tìm kiếm những giải pháp đúng đắn trên con đường đối thoại và ngài cầu xin Đức Mẹ maria, Nữ vương của Libăng, để với sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, nước này tiếp tục là nơi chung sống hòa bình và tôn trọng phẩm giá và tự do của mỗi người, vì thiện ích của vùng Trung đông.
Lần hạt Mân Côi cầu nguyện cho việc truyền giáo và cho hoà bình
Đức Thánh Cha cũng nhắc Chúa nhật này là Chúa nhật cuối tháng Mười, tháng truyền giáo và cũng là Tháng Mân Côi. Ngài tái mời gọi lần hạt Mân Côi cầu nguyện cho việc truyền giáo của Giáo hội ngày nay, đặc biệt cho các nhà truyền giáo nam nữ đang gặp nhiều khó khăn. Đồng thời ngài cũng mời gọi đọc Kinh Mân Côi cầu nguyện cho hoà bình.
Hồng Thuỷ