ĐTC sẽ cử hành Thánh lễ nhân Ngày Di dân và Tị nạn
Nhân Ngày Di dân và Tị nạn lần thứ 105, ĐTC Phanxicô sẽ cử hành Thánh lễ tại Vatican vào Chúa Nhật 29/9 sắp tới. Đây là dấu chỉ sự quan tâm của ĐTC đối với vấn đề di dân.
ĐTC sẽ cử hành Thánh lễ nhân Ngày Di dân và Tị nạn
Nhân Ngày Di dân và Tị nạn lần thứ 105, ĐTC Phanxicô sẽ cử hành Thánh lễ tại Vatican vào Chúa Nhật 29/9 sắp tới. Đây là dấu chỉ sự quan tâm của ĐTC đối với vấn đề di dân.
Ngày 8/7 vừa qua, nhân kỷ niệm chuyến viếng thăm đảo Lampedusa lần đầu tiên, ĐTC cũng đã cử hành Thánh lễ với các di dân.
Ngày Di dân và Tị nạn được cử hành vào Chúa Nhật cuối tháng 9
Năm nay là lần đầu tiên Ngày Di dân và Tị nạn được cử hành vào Chúa Nhật cuối tháng 9. Từ năm 2005, Thánh Gioan Phaolô II đã ấn định cử hành Ngày này vào Chúa Nhật đầu tiên sau lễ Hiển Linh. Sau này, theo yêu cầu của một số hội đồng giám mục, ĐTC Phanxicô đã đổi ngày cử hành.
Nguồn gốc của Ngày Di dân và Tị nạn
Ngày Di dân và Tị nạn bắt nguồn từ năm 1914, khi ĐGH Piô X mời các Kitô hữu đến cầu nguyện cho người di cư. Đó là một vài tháng trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, khi mà ĐGH chứng kiến rõ ràng thảm kịch của hàng triệu người Ý rời khỏi đất nước.
ĐGH Bênêđictô XV, người kế vị Đức Pio X, đã thành lập Ngày Di dân để hỗ trợ các công việc mục vụ giúp đỡ người di cư Ý.
Kể từ năm 1952, Ngày Di dân mang một ý nghĩa quốc tế hơn; các Giáo hội đặc biệt được kêu gọi chọn một ngày để cử hành ngày này trong năm phụng vụ.
Vị Giáo hoàng đầu tiên gửi sứ điệp đặc biệt cho Ngày Di dân là ĐGH Gioan Phaolô II, từ năm 1985. Năm 2004, Hội đồng Giáo hoàng Chăm sóc Mục vụ cho Người di cư và lưu động đã mở rộng ngày này cho cả người tị nạn.
“Không phải chỉ là di dân”
Chủ đề của Ngày Di dân và Tị nạn lần thứ 105 là “Không phải chỉ là di dân”. Để chuẩn bị cho Ngày Di dân và Tị nạn, phân bộ Di dân và Tị nạn thuộc Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện đã phát triển một chiến dịch nâng cao nhận thức, với các đề tài trong các tháng trước như: quan tâm đến con người toàn diện, quan tâm đến tất cả mọi người; nói đến các nỗi sợ hãi của chúng ta; nói về bác ái; nói về nhân loại của chúng ta; nói về việc không loại trừ ai; về việc đặt những người rốt cùng lên hàng đầu. (ACI 2/9/2019)
Ngày 8/7 vừa qua, nhân kỷ niệm chuyến viếng thăm đảo Lampedusa lần đầu tiên, ĐTC cũng đã cử hành Thánh lễ với các di dân.
Ngày Di dân và Tị nạn được cử hành vào Chúa Nhật cuối tháng 9
Năm nay là lần đầu tiên Ngày Di dân và Tị nạn được cử hành vào Chúa Nhật cuối tháng 9. Từ năm 2005, Thánh Gioan Phaolô II đã ấn định cử hành Ngày này vào Chúa Nhật đầu tiên sau lễ Hiển Linh. Sau này, theo yêu cầu của một số hội đồng giám mục, ĐTC Phanxicô đã đổi ngày cử hành.
Nguồn gốc của Ngày Di dân và Tị nạn
Ngày Di dân và Tị nạn bắt nguồn từ năm 1914, khi ĐGH Piô X mời các Kitô hữu đến cầu nguyện cho người di cư. Đó là một vài tháng trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, khi mà ĐGH chứng kiến rõ ràng thảm kịch của hàng triệu người Ý rời khỏi đất nước.
ĐGH Bênêđictô XV, người kế vị Đức Pio X, đã thành lập Ngày Di dân để hỗ trợ các công việc mục vụ giúp đỡ người di cư Ý.
Kể từ năm 1952, Ngày Di dân mang một ý nghĩa quốc tế hơn; các Giáo hội đặc biệt được kêu gọi chọn một ngày để cử hành ngày này trong năm phụng vụ.
Vị Giáo hoàng đầu tiên gửi sứ điệp đặc biệt cho Ngày Di dân là ĐGH Gioan Phaolô II, từ năm 1985. Năm 2004, Hội đồng Giáo hoàng Chăm sóc Mục vụ cho Người di cư và lưu động đã mở rộng ngày này cho cả người tị nạn.
“Không phải chỉ là di dân”
Chủ đề của Ngày Di dân và Tị nạn lần thứ 105 là “Không phải chỉ là di dân”. Để chuẩn bị cho Ngày Di dân và Tị nạn, phân bộ Di dân và Tị nạn thuộc Bộ Phục vụ Phát triển Con người Toàn diện đã phát triển một chiến dịch nâng cao nhận thức, với các đề tài trong các tháng trước như: quan tâm đến con người toàn diện, quan tâm đến tất cả mọi người; nói đến các nỗi sợ hãi của chúng ta; nói về bác ái; nói về nhân loại của chúng ta; nói về việc không loại trừ ai; về việc đặt những người rốt cùng lên hàng đầu. (ACI 2/9/2019)
Hồng Thuỷ