Các Giám mục Hoa Kỳ ca ngợi đề xuất giải thích rõ ràng luật miễn trừ tôn giáo
Các Giám mục Hoa Kỳ khen ngợi những đề xuất thay đổi về luật được Sở Lao động Hoa Kỳ đưa ra, nhắm làm rõ quyền miễn trừ tôn giáo của các chủ lao động tôn giáo.
Các Giám mục Hoa Kỳ ca ngợi đề xuất giải thích rõ ràng luật miễn trừ tôn giáo
Các Giám mục Hoa Kỳ khen ngợi những đề xuất thay đổi về luật được Sở Lao động Hoa Kỳ đưa ra, nhắm làm rõ quyền miễn trừ tôn giáo của các chủ lao động tôn giáo.
Ngày 15.08, Sở Lao động Hoa Kỳ đã thông báo những thay đổi về các quy tắc được đề xuất trong sổ đăng ký liên bang và yêu cầu góp ý công khai.
Quyền miễn trừ tôn giáo
Theo luật hiện hành, các tổ chức tôn giáo phi lợi nhuận ký hợp đồng với chính phủ liên bang được miễn trừ yêu cầu mà các chủ lao động liên bang phải theo: không phân biệt đối xử dựa trên tôn giáo trong các quyết định tuyển dụng.
Dựa theo các quyết định mới đây của Toà án Tối cao, Sở Lao động đề nghị làm rõ rằng miễn trừ tôn giáo cho phép các chủ lao động tôn giáo không chỉ được chọn những người làm việc có cùng tôn giáo, mà còn được đưa ra điều kiện làm việc là chấp nhận hoặc tuân thủ các nguyên lý tôn giáo theo cách hiểu của người chủ lao động, mà không bị chính phủ liên bang phạt, miễn là họ không kỳ thị vì sắc tộc, giới tính hay quốc gia.
Những thay đổi được đề xuất không chỉ nhắm đến các giáo hội, nhưng cả những chủ lao động của các tổ chức có mục đích tôn giáo và tham gia vào việc thực hành tôn giáo phù hợp với, và để thực hiện mục đích tôn giáo.
Phản ứng của các giám mục
Đức cha Robert McManus của Worcester, Chủ tịch Uỷ ban về Tự do Tôn giáo; Đức cha Frank Dewane của Venice, Chủ tịch Uỷ ban Tư pháp và Phát triển Con người; và Đức cha James Conley của Lincoln, Chủ tịch Tiểu ban Thăng tiến và Bảo vệ Hôn nhân, đã ký một tuyên bố ngày 21 tháng 8 về những thay đổi được đề xuất.
Tuyên ngôn viết: “Các quy tắc được đề xuất này bảo vệ quyền tự do tôn giáo, một quyền lập hiến cốt lõi, bằng cách làm rõ các miễn trừ tôn giáo hiện có phù hợp với luật liên bang và tiền lệ của Toà án Tối cao. Chúng tôi rất biết ơn Chính quyền đã thực hiện bước này và chúng tôi mong muốn được gửi ý kiến công khai, chi tiết hơn với Văn phòng của các Chương trình tuân thủ hợp đồng liên bang.” Các Đức cha cũng nhận định: “Các nhóm tôn giáo cần có cơ hội để cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng khi họ tìm cách hợp tác với chính phủ liên bang để cung cấp các dịch vụ xã hội quan trọng.”
Ngày 15.08, Sở Lao động Hoa Kỳ đã thông báo những thay đổi về các quy tắc được đề xuất trong sổ đăng ký liên bang và yêu cầu góp ý công khai.
Quyền miễn trừ tôn giáo
Theo luật hiện hành, các tổ chức tôn giáo phi lợi nhuận ký hợp đồng với chính phủ liên bang được miễn trừ yêu cầu mà các chủ lao động liên bang phải theo: không phân biệt đối xử dựa trên tôn giáo trong các quyết định tuyển dụng.
Dựa theo các quyết định mới đây của Toà án Tối cao, Sở Lao động đề nghị làm rõ rằng miễn trừ tôn giáo cho phép các chủ lao động tôn giáo không chỉ được chọn những người làm việc có cùng tôn giáo, mà còn được đưa ra điều kiện làm việc là chấp nhận hoặc tuân thủ các nguyên lý tôn giáo theo cách hiểu của người chủ lao động, mà không bị chính phủ liên bang phạt, miễn là họ không kỳ thị vì sắc tộc, giới tính hay quốc gia.
Những thay đổi được đề xuất không chỉ nhắm đến các giáo hội, nhưng cả những chủ lao động của các tổ chức có mục đích tôn giáo và tham gia vào việc thực hành tôn giáo phù hợp với, và để thực hiện mục đích tôn giáo.
Phản ứng của các giám mục
Đức cha Robert McManus của Worcester, Chủ tịch Uỷ ban về Tự do Tôn giáo; Đức cha Frank Dewane của Venice, Chủ tịch Uỷ ban Tư pháp và Phát triển Con người; và Đức cha James Conley của Lincoln, Chủ tịch Tiểu ban Thăng tiến và Bảo vệ Hôn nhân, đã ký một tuyên bố ngày 21 tháng 8 về những thay đổi được đề xuất.
Tuyên ngôn viết: “Các quy tắc được đề xuất này bảo vệ quyền tự do tôn giáo, một quyền lập hiến cốt lõi, bằng cách làm rõ các miễn trừ tôn giáo hiện có phù hợp với luật liên bang và tiền lệ của Toà án Tối cao. Chúng tôi rất biết ơn Chính quyền đã thực hiện bước này và chúng tôi mong muốn được gửi ý kiến công khai, chi tiết hơn với Văn phòng của các Chương trình tuân thủ hợp đồng liên bang.” Các Đức cha cũng nhận định: “Các nhóm tôn giáo cần có cơ hội để cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng khi họ tìm cách hợp tác với chính phủ liên bang để cung cấp các dịch vụ xã hội quan trọng.”
Hồng Thuỷ