Hình ảnh hiếm hoi quan sát trực tiếp một hành tinh cỡ Trái đất
Lần đầu tiên, kính thiên văn Spitzer cho phép quan sát bề mặt một hành tinh đá nằm ngoài hệ mặt trời nhưng có kích thước cỡ Trái đất và xoay quanh dạng sao phổ biến nhất trong vũ trụ.
Hình ảnh hiếm hoi quan sát trực tiếp một hành tinh cỡ Trái đất
Lần đầu tiên, kính thiên văn Spitzer cho phép quan sát bề mặt một hành tinh đá nằm ngoài hệ mặt trời nhưng có kích thước cỡ Trái đất và xoay quanh dạng sao phổ biến nhất trong vũ trụ.
Hình ảnh mô phỏng hành tinh bí ẩn NASA/JPL
Theo dữ liệu của Cơ quan hàng không vũ trụ (NASA), hành tinh LHS 3844b cách Trái đất khoảng 48,6 năm ánh sáng và có bán kính lớn gấp 1,3 lần so với địa cầu.
Hành tinh đang xoay quanh sao lùn M, lần đầu tiên lọt vào ống kính của các chuyên gia thông qua dự án TESS vào năm 2018.
Kết quả nghiên cứu mới cho thấy bề mặt hành tinh bí ẩn có lẽ tương đồng với mặt trăng của địa cầu hoặc sao Thuỷ.
“Hành tinh nhiều khả năng có khí quyển cực mỏng hoặc thậm chí không có, và bề mặt được bao phủ bởi dạng vật chất núi lửa đã nguội giống như ở vùng tối của mặt trăng”, theo Reuters dẫn giải thích của NASA.
Kính hồng ngoại Spitzer có năng lực phát hiện ánh sáng từ bề mặt LHS 3844b. Nó mất khoảng 11 giờ để kết thúc vòng quay quanh mặt trời.
“Với quỹ đạo sát rạt như thế, LHS 3844b nhiều khả năng bị khoá chặt một mặt về phía sao trung tâm. Phần đối mặt với sao lùn M, tức phía ban ngày, bị thiêu đốt bởi nhiệt độ 770oC”, NASA phân tích trong báo cáo đăng trên chuyên san Nature.
HẠO NHIÊN