27/11/2024

17 năm chưa ‘cứu’ được con rạch ô nhiễm nhất TP.HCM

UBND TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng và khai thác quỹ đất ven rạch Xuyên Tâm.

 

17 năm chưa ‘cứu’ được con rạch ô nhiễm nhất TP.HCM

UBND TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng và khai thác quỹ đất ven rạch Xuyên Tâm.


 
 

Rạch Xuyên Tâm (Q.Bình Thạnh) ngập tràn rác thải /// Ngọc Dương

Rạch Xuyên Tâm (Q.Bình Thạnh) ngập tràn rác thải   Ngọc Dương

 

 
Cụ thể, UBND TP.HCM giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư công dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng và khai thác quỹ đất ven rạch Xuyên Tâm.
 
Sở KH-ĐT có trách nhiệm hướng dẫn Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ, thực hiện trình tự thủ tục theo đúng quy định để sẵn sàng trình HĐND TP chủ trương đầu tư dự án trong kỳ họp gần nhất.
 
Được đánh giá là con rạch ô nhiễm nhất thành phố, dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm đã được phê duyệt từ năm 2002 nhưng đã 17 năm trôi qua vẫn nằm trên giấy.
 
Báo cáo Đoàn giám sát của HĐND TP.HCM trong buổi thực địa kiểm tra các dự án chống ngập trên địa bàn quận Bình Thạnh diễn ra cuối tháng 5, ông Hồ Phương, Phó chủ tịch UBND quận Bình Thạnh cho biết dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm (chiều dài toàn tuyến khoảng 6,2 km) được Thành ủy UBND TP giao cho quận từ tháng 8.2016, yêu cầu bằng mọi cách phải hoàn thành dự án chậm nhất vào 12.2018. Thế nhưng đến nay, dự án vẫn chưa thể triển khai do mức đầu tư quá lớn, khó kêu gọi các nhà đầu tư.
 
Theo đó, dự án ban đầu ước tính khoảng 4.000 tỉ đồng bao gồm hơn 1.000 tỉ đồng cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hơn 2.000 tỉ đồng là chi phí xây lắp. Tuy nhiên do chậm trễ, đến nay chi phí giải phóng mặt bằng ước tính đã “đội” lên 3.750 tỉ đồng.
 
“Với tổng vốn đầu tư lớn như vậy, để 1 doanh nghiệp đứng ra lo hết rất khó khả thi, Do đó, quận đang đề nghị UBND TP chấp thuận chủ trương giao UBND quận Bình Thạnh là chủ đầu tư, dùng ngân sách lo phần giải phóng mặt bằng, còn lại phần xây lắp mới cho kêu gọi, đấu thầu chọn nhà đầu tư. Hy vọng nếu được chấp thuận, dự án có thể nhanh chóng được triển khai” – ông Phương thông tin.
 
 
 
HÀ MAI