ĐTC: Bao nhiêu người xưng mình là Kitô hữu mà lại xem bói toán
Lúc 12 giờ trưa Chúa Nhật, 18/8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cùng đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hành hương hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trước khi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha có một bài huấn dụ ngắn về bài Tin Mừng của Chúa Nhật 20 Thường Niên về ngọn lửa mà Chúa Giêsu mang đến.
ĐTC: Bao nhiêu người xưng mình là Kitô hữu mà lại xem bói toán
Lúc 12 giờ trưa Chúa Nhật, 18/8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cùng đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu hành hương hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô. Trước khi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha có một bài huấn dụ ngắn về bài Tin Mừng của Chúa Nhật 20 Thường Niên về ngọn lửa mà Chúa Giêsu mang đến.
Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!
Trong đoạn Tin Mừng hôm nay (x. Lc 12,49-53), Chúa Giêsu cảnh báo các môn đệ rằng thời khắc quyết định đã đến. Thật vậy, ngài đến trong thế giới trùng với thời điểm của những chọn lựa quyết định: người ta không thể xem Tin Mừng là một tuỳ chọn. Để giúp hiểu rõ hơn về yêu cầu của mình, Chúa Giêsu sử dụng hình ảnh lửa mà chính Ngài đã đem vào mặt đất. Ngài nói thế này: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên.” (câu 49). Những lời này có mục đích giúp các môn đệ từ bỏ mọi thái độ lười biếng, thờ ơ, dửng dưng và đóng lại không chào đón ngọn lửa tình yêu của Chúa; tình yêu đó, như Thánh Phaolô nhắc chúng ta, “đã được đổ vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần” (Rm 5,5). Bởi vì Thánh Thần làm cho chúng ta yêu mến Thiên Chúa và yêu mến người lân cận; và tất cả chúng ta đều có Thánh Thần bên trong chúng ta.
Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!
Trong đoạn Tin Mừng hôm nay (x. Lc 12,49-53), Chúa Giêsu cảnh báo các môn đệ rằng thời khắc quyết định đã đến. Thật vậy, ngài đến trong thế giới trùng với thời điểm của những chọn lựa quyết định: người ta không thể xem Tin Mừng là một tuỳ chọn. Để giúp hiểu rõ hơn về yêu cầu của mình, Chúa Giêsu sử dụng hình ảnh lửa mà chính Ngài đã đem vào mặt đất. Ngài nói thế này: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên.” (câu 49). Những lời này có mục đích giúp các môn đệ từ bỏ mọi thái độ lười biếng, thờ ơ, dửng dưng và đóng lại không chào đón ngọn lửa tình yêu của Chúa; tình yêu đó, như Thánh Phaolô nhắc chúng ta, “đã được đổ vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần” (Rm 5,5). Bởi vì Thánh Thần làm cho chúng ta yêu mến Thiên Chúa và yêu mến người lân cận; và tất cả chúng ta đều có Thánh Thần bên trong chúng ta.
Chúa Giêsu mặc khải cho các bạn của Ngài và cũng cho chúng ta, ước muốn mãnh liệt nhất của Ngài: mang đến cho trái đất ngọn lửa tình yêu của Chúa Cha, thắp lên sự sống và nhờ đó con người được cứu. Chúa Giêsu kêu mời chúng ta làm cho ngọn lửa này lan truyền trên thế giới, nhờ đó chúng ta sẽ được nhận biết là môn đệ thực sự của Ngài.
Ngọn lửa tình yêu, được Chúa Kitô thắp sáng trong thế giới nhờ Chúa Thánh Thần, là ngọn lửa vô hạn và phổ quát. Điều này đã được nhìn thấy từ những ngày đầu của Kitô giáo: chứng tá Tin Mừng đã lan rộng như một ngọn lửa tốt lành, vượt qua mọi sự phân cách cá nhân, tầng lớp xã hội, các dân tộc và các quốc gia. Chứng tá của Tin Mừng đốt cháy mọi hình thức của chủ nghĩa cá biệt và duy trì tình bác ái mở ra với tất cả mọi người, với một ưu tiên duy nhất: đó là cho những người nghèo nhất và những người bị loại trừ.
Việc gắn mình với ngọn lửa tình yêu mà Chúa Giêsu mang đến trái đất chi phối toàn bộ sự hiện hữu của chúng ta và cũng đòi chúng ta thờ phượng Thiên Chúa và sẵn lòng phục vụ người lân cận. Tôi nghĩ đến với lòng ngưỡng mộ về nhiều cộng đoàn và các nhóm bạn trẻ, ngay cả trong mùa hè, đã dấn thân phục vụ người bệnh, người nghèo, người khuyết tật.
Để sống theo tinh thần Tin Mừng, điều cần thiết là trước những nhu cầu mới đang nẩy sinh trên thế giới, có những môn đệ của Chúa Kitô biết cách đáp ứng với những sáng kiến mới về đức ái. Do đó, Tin Mừng thực sự được biểu lộ như ngọn lửa cứu độ, ngọn lửa làm thay đổi thế giới bắt đầu từ sự thay đổi trái tim của mỗi người.
Trong cái nhìn này, chúng ta cũng có thể hiểu được một khẳng định khác của Chúa Giêsu được thuật lại trong bài đọc hôm nay, mà thoạt nghe có thể gây hoang mang: “Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ.” (Lc 12,51). Ngài đến để “tách biệt bằng lửa”. Tách biệt điều gì? Tách giữa điều thiện với điều ác, công bằng với bất công. Theo nghĩa này, ngài đã đến để “chia rẽ”, làm cho cuộc sống của các môn đệ bị đảo lộn – nhưng theo một nghĩa tốt lành, ngài phá vỡ những ảo tưởng dễ giải của những người tin rằng họ có thể kết hợp đời sống Kitô giáo với mọi thứ thỏa hiệp các loại, hay thực hành tôn giáo với thái độ chống lại người lân cận. Một số người nghĩ rằng, mình thực hành tôn giáo thực sự và vẫn mê tín dị đoan: có bao nhiêu người xưng mình là Kitô hữu mà lại đi đến hết thầy bói này đến thầy bói khác để coi chỉ tay! Đây là mê tín, không phải thuộc về Thiên Chúa.
Điều này nói đến việc sống không giả hình, nhưng sẵn sàng trả giá cho những chọn lựa tương hợp với Tin Mừng. Đây là thái độ mà mỗi người chúng ta phải tìm kiếm trong cuộc sống: sự tương hợp với Tin Mừng và phải trả giá cho nó. Xưng mình là Kitô hữu thì thật tốt, nhưng trên hết chúng ta phải là Kitô hữu trong những hoàn cảnh cụ thể, làm chứng cho Tin Mừng, cốt yếu ở tình yêu dành cho Thiên Chúa và cho anh em chúng ta.
Xin Đức Maria rất thánh giúp chúng ta để mình được thanh luyện trái tim bởi ngọn lửa được Chúa Giêsu mang đến, để làm cho nó được lan truyền trong cuộc sống của chúng ta, ngang qua những lựa chọn quyết đoán và can đảm.
Ngọn lửa tình yêu, được Chúa Kitô thắp sáng trong thế giới nhờ Chúa Thánh Thần, là ngọn lửa vô hạn và phổ quát. Điều này đã được nhìn thấy từ những ngày đầu của Kitô giáo: chứng tá Tin Mừng đã lan rộng như một ngọn lửa tốt lành, vượt qua mọi sự phân cách cá nhân, tầng lớp xã hội, các dân tộc và các quốc gia. Chứng tá của Tin Mừng đốt cháy mọi hình thức của chủ nghĩa cá biệt và duy trì tình bác ái mở ra với tất cả mọi người, với một ưu tiên duy nhất: đó là cho những người nghèo nhất và những người bị loại trừ.
Việc gắn mình với ngọn lửa tình yêu mà Chúa Giêsu mang đến trái đất chi phối toàn bộ sự hiện hữu của chúng ta và cũng đòi chúng ta thờ phượng Thiên Chúa và sẵn lòng phục vụ người lân cận. Tôi nghĩ đến với lòng ngưỡng mộ về nhiều cộng đoàn và các nhóm bạn trẻ, ngay cả trong mùa hè, đã dấn thân phục vụ người bệnh, người nghèo, người khuyết tật.
Để sống theo tinh thần Tin Mừng, điều cần thiết là trước những nhu cầu mới đang nẩy sinh trên thế giới, có những môn đệ của Chúa Kitô biết cách đáp ứng với những sáng kiến mới về đức ái. Do đó, Tin Mừng thực sự được biểu lộ như ngọn lửa cứu độ, ngọn lửa làm thay đổi thế giới bắt đầu từ sự thay đổi trái tim của mỗi người.
Trong cái nhìn này, chúng ta cũng có thể hiểu được một khẳng định khác của Chúa Giêsu được thuật lại trong bài đọc hôm nay, mà thoạt nghe có thể gây hoang mang: “Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ.” (Lc 12,51). Ngài đến để “tách biệt bằng lửa”. Tách biệt điều gì? Tách giữa điều thiện với điều ác, công bằng với bất công. Theo nghĩa này, ngài đã đến để “chia rẽ”, làm cho cuộc sống của các môn đệ bị đảo lộn – nhưng theo một nghĩa tốt lành, ngài phá vỡ những ảo tưởng dễ giải của những người tin rằng họ có thể kết hợp đời sống Kitô giáo với mọi thứ thỏa hiệp các loại, hay thực hành tôn giáo với thái độ chống lại người lân cận. Một số người nghĩ rằng, mình thực hành tôn giáo thực sự và vẫn mê tín dị đoan: có bao nhiêu người xưng mình là Kitô hữu mà lại đi đến hết thầy bói này đến thầy bói khác để coi chỉ tay! Đây là mê tín, không phải thuộc về Thiên Chúa.
Điều này nói đến việc sống không giả hình, nhưng sẵn sàng trả giá cho những chọn lựa tương hợp với Tin Mừng. Đây là thái độ mà mỗi người chúng ta phải tìm kiếm trong cuộc sống: sự tương hợp với Tin Mừng và phải trả giá cho nó. Xưng mình là Kitô hữu thì thật tốt, nhưng trên hết chúng ta phải là Kitô hữu trong những hoàn cảnh cụ thể, làm chứng cho Tin Mừng, cốt yếu ở tình yêu dành cho Thiên Chúa và cho anh em chúng ta.
Xin Đức Maria rất thánh giúp chúng ta để mình được thanh luyện trái tim bởi ngọn lửa được Chúa Giêsu mang đến, để làm cho nó được lan truyền trong cuộc sống của chúng ta, ngang qua những lựa chọn quyết đoán và can đảm.
Văn Yên, SJ