27/01/2025

Cưỡng chế di dời 2 nguồn phóng xạ đến nơi an toàn

Việc cưỡng chế, di dời 2 nguồn phóng xạ có sự tham gia của Viện Nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt), đảm bảo đúng theo quy trình an toàn bức xạ.

 

Cưỡng chế di dời 2 nguồn phóng xạ đến nơi an toàn

Việc cưỡng chế, di dời 2 nguồn phóng xạ có sự tham gia của Viện Nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt), đảm bảo đúng theo quy trình an toàn bức xạ.

 
 
 
Cục THADS TP.HCM và lực lượng chức năng chuẩn bị thực hiện cưỡng chế /// Ảnh: NGỌC DƯƠNG

Cục THADS TP.HCM và lực lượng chức năng chuẩn bị thực hiện cưỡng chế  Ảnh: NGỌC DƯƠNG

 

 
Ngày 15.8, Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP.HCM và các lực lượng chức năng đã tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế giao tài sản là Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Phú Thọ (298 Độc Lập, P.Tân Quý, Q.Tân Phú, TP.HCM), cho bên mua, trúng đấu giá là Công ty CP BV Vạn Phúc Sài Gòn.
 
Việc cưỡng chế được thực hiện theo bản án có hiệu lực pháp luật năm 2011 của TAND TP.HCM, buộc Công ty TNHH BVĐK Phú Thọ thanh toán cho Ngân hàngTMCP Phương Nam (nay là Sacombank) tính đến 28.4.2011 là hơn 192 tỉ đồng. Ngoài ra, Công ty TNHH BVĐK Phú Thọ phải tiếp tục thanh toán số tiền lãi theo mức lãi suất quá hạn (2,25%/tháng)…
 
Việc cưỡng chế kéo dài đến chiều tối cùng ngày và các cơ quan chức năng phong tỏa các đoạn đường, lối vào BV trong phạm vi 1 km. Đáng chú ý, suốt quá trình thi hành án, phía BVĐK Phú Thọ có đơn gửi các cơ quan chức năng để khiếu nại về việc trong số các tài sản của BV hiện có 2 máy dùng xạ trị cho các bệnh nhân ung thư, có chứa chất phóng xạ là nguồn nguy hiểm cao độ có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường, không thể tự tiện di dời 2 máy này.
 
Cưỡng chế di dời 2 nguồn phóng xạ đến nơi an toàn1

Lực lượng chức năng mặc đồ chuyên dụng tham gia di dời máy xạ trị sáng 15.8

 

Về việc này, ông Nguyễn Văn Hoà, Phó cục trưởng Cục THADS TP, thừa nhận 2 máy xạ trị có nguồn phóng xạ, nhưng trước khi cưỡng chế Cục THADS TP đã liên hệ với Sở KH-CN phối hợp. Sau đó, Sở KH-CN hướng dẫn qua Cục An toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ KH-CN hỗ trợ. “Cục An toàn bức xạ và hạt nhân đề nghị Viện Nghiên cứu hạt nhân (Đà Lạt) tham gia. Viện Nghiên cứu hạt nhân đã xuống khảo sát, đo có hay không việc nhiễm xạ ra ngoài, và khẳng định không có việc nhiễm xạ ra ngoài nhưng vẫn cần thực hiện theo quy trình xử lý bức xạ”.
 
Theo ông Hoà, sau buổi khảo sát, Viện Nghiên cứu hạt nhân lên phương án, kế hoạch di dời nhằm đảm bảo an toàn. “Viện Nghiên cứu hạt nhân cũng đã đo lại, xác định không có nhiễm xạ và tháo dỡ máy, đưa lên xe chuyên dụng để chở về Đà Lạt. Việc cưỡng chế, di dời 2 máy xạ trị được đảm bảo đúng theo quy trình an toàn bức xạ, không có việc mất an toàn hoặc nhiễm xạ”, Phó cục trưởng Cục THADS TP.HCM thông tin.
 
Theo hồ sơ, sau bản án của TAND TP.HCM, chấp hành viên đã thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án của Công ty TNHH BVĐK Phú Thọ; thông báo đến các bên đương sự được biết. Hết hạn tự nguyện thi hành án theo quy định pháp luật, Công ty TNHH BVĐK Phú Thọ vẫn không thực hiện theo nghĩa vụ của bản án. Để đảm bảo nghĩa vụ thi hành án, năm 2013 chấp hành viên ban hành quyết định kê biên, xử lý tài sản trên. Trước ngày tổ chức bán đấu giá, ngân hàng đồng ý cho Công ty TNHH BVĐK Phú Thọ nộp tiền thi hành án để nhận lại tài sản nhưng công ty này không thực hiện. Ngày 22.3.2019, Công ty CP dịch vụ đấu giá Miền Nam đã bán đấu giá tài sản trên cho người mua trúng đấu giá là Công ty CP BV Vạn Phúc Sài Gòn.
 
 
 
PHAN THƯƠNG