Giáo hội Công giáo Thánh Địa âu lo trước quyết định trục xuất các bà mẹ Philippines và con cái họ
Hôm mồng 5 tháng 8, các vị lãnh đạo Giáo hội Công giáo tại Thánh Địa đã ra thông cáo bầy tỏ âu lo trước quyết định của chính quyền Israel trục xuất các bà mẹ Philippines và con cái họ.
Giáo hội Công giáo Thánh Địa âu lo trước quyết định trục xuất các bà mẹ Philippines và con cái họ
Hôm mồng 5 tháng 8, các vị lãnh đạo Giáo hội Công giáo tại Thánh Địa đã ra thông cáo bầy tỏ âu lo trước quyết định của chính quyền Israel trục xuất các bà mẹ Philippines và con cái họ.
Các vị lãnh đạo công giáo yêu cầu chính quyền xét lại quyết định trục xuất họ và thương xót con cái họ vì chúng đã sinh ra trên đất Israel. Thông cáo mang chữ ký của ĐC Pierbattista Pizzaballa, Giám quản Tông toà Toà Thượng phụ Giêrusalem, Cha Francesco Patten, Bề trên Dòng Phanxicô, quản thủ Thánh Địa, và Cha Rafic Nahra, Cha chính toà thượng phụ đặc trách mục vu di dân và những người xin tị nạn tại Israel. Cùng ký tên có ĐC Yousef Matta, TGM Hy Lạp Melkit Akka, ĐC Moussa el-Hage, TGM Maronit Haifa và Thánh Địa, các vị giám quản toà thượng phụ tại Giêrusalem và Palestina, là ĐC Giacinto Boulos Marcuzzo và Linh mục Hanna Kaldani cho Israel.
Giới lãnh đạo Công giáo viết trong thông cáo: Mặc dù đây là các công nhân nước ngoài đã mất quy chế và giấy phép cư trú tại Israel, nhưng không thể không biết đến điều kiện đặc biệt của họ và con cái họ. Đây là các phụ nữ Philippines tới Israel để đáp ứng nhu cầu của xã hội tại đây. Đa số họ là những người làm những công việc không thể thiếu và trong các điều kiện đơn sơ như coi sóc người già, người bệnh kinh niên, giúp việc lau chùi trong các gia đình, với các giờ làm việc dài và mệt nhọc. Con cái của họ đã chào đời tại Israel, chúng đi học, nói tiếng Do Thái, chơi đùa, yêu thích nước Israel và coi đất nước này như quê hương tương lai của chúng. Ngày nay, với lệnh nói trên của chính quyền, các phụ nữ này bị đứng trước một lựa chọn khó khăn đau khổ giữa việc tiếp tục làm việc và quyền thực thi chức làm mẹ của họ. Vì theo chính quyền khi họ bị rút thông hành sau khi mang thai, nếu họ quyết định giữ đứa con họ sẽ bị thay thế bằng các phụ nữ ngoại quốc khác. Vì thế, người ta phải tự hỏi một đường lối chính trị như thế có thực sự tôn trọng phần đóng góp không biết mệt mỏi của các chị em này cho xã hội Israrel hay không? Nó lại không gây khó khăn cho các chị em này và những chủ nhân cho họ công ăn việc làm hay sao?
Liên quan tới các trẻ em con cái họ đã sinh ra và lớn lên trên đất Israel, chúng tương đối ít. Nhưng chúng cảm thấy mình thuộc xã hội Israel, một số em lại không đủ tiêu chuẩn để có quốc tịch Philippines. Tại sao lại không thương xót chúng và cho chúng có khả thể tiếp tục cuộc sống tại nơi chúng đã chào đời?” (SIR 6-8-2019)
Các vị lãnh đạo công giáo yêu cầu chính quyền xét lại quyết định trục xuất họ và thương xót con cái họ vì chúng đã sinh ra trên đất Israel. Thông cáo mang chữ ký của ĐC Pierbattista Pizzaballa, Giám quản Tông toà Toà Thượng phụ Giêrusalem, Cha Francesco Patten, Bề trên Dòng Phanxicô, quản thủ Thánh Địa, và Cha Rafic Nahra, Cha chính toà thượng phụ đặc trách mục vu di dân và những người xin tị nạn tại Israel. Cùng ký tên có ĐC Yousef Matta, TGM Hy Lạp Melkit Akka, ĐC Moussa el-Hage, TGM Maronit Haifa và Thánh Địa, các vị giám quản toà thượng phụ tại Giêrusalem và Palestina, là ĐC Giacinto Boulos Marcuzzo và Linh mục Hanna Kaldani cho Israel.
Giới lãnh đạo Công giáo viết trong thông cáo: Mặc dù đây là các công nhân nước ngoài đã mất quy chế và giấy phép cư trú tại Israel, nhưng không thể không biết đến điều kiện đặc biệt của họ và con cái họ. Đây là các phụ nữ Philippines tới Israel để đáp ứng nhu cầu của xã hội tại đây. Đa số họ là những người làm những công việc không thể thiếu và trong các điều kiện đơn sơ như coi sóc người già, người bệnh kinh niên, giúp việc lau chùi trong các gia đình, với các giờ làm việc dài và mệt nhọc. Con cái của họ đã chào đời tại Israel, chúng đi học, nói tiếng Do Thái, chơi đùa, yêu thích nước Israel và coi đất nước này như quê hương tương lai của chúng. Ngày nay, với lệnh nói trên của chính quyền, các phụ nữ này bị đứng trước một lựa chọn khó khăn đau khổ giữa việc tiếp tục làm việc và quyền thực thi chức làm mẹ của họ. Vì theo chính quyền khi họ bị rút thông hành sau khi mang thai, nếu họ quyết định giữ đứa con họ sẽ bị thay thế bằng các phụ nữ ngoại quốc khác. Vì thế, người ta phải tự hỏi một đường lối chính trị như thế có thực sự tôn trọng phần đóng góp không biết mệt mỏi của các chị em này cho xã hội Israrel hay không? Nó lại không gây khó khăn cho các chị em này và những chủ nhân cho họ công ăn việc làm hay sao?
Liên quan tới các trẻ em con cái họ đã sinh ra và lớn lên trên đất Israel, chúng tương đối ít. Nhưng chúng cảm thấy mình thuộc xã hội Israel, một số em lại không đủ tiêu chuẩn để có quốc tịch Philippines. Tại sao lại không thương xót chúng và cho chúng có khả thể tiếp tục cuộc sống tại nơi chúng đã chào đời?” (SIR 6-8-2019)
Linh Tiến Khải