Đức TGM Bernardito Auza kêu gọi loại trừ tệ nạn trẻ em chiến binh
Đức TGM Bernardito Auza, quan sát viên thường trực của Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc, mạnh mẽ kêu gọi loại trừ nạn trẻ em chiến binh.
Đức TGM Bernardito Auza kêu gọi loại trừ tệ nạn trẻ em chiến binh
Đức TGM Bernardito Auza, quan sát viên thường trực của Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc, mạnh mẽ kêu gọi loại trừ nạn trẻ em chiến binh.
Đức TGM đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài tham luận tại phiên họp của Hội đồng An ninh Liên Hiệp Quốc bàn về “Trẻ em và xung khắc vũ trang” hôm mồng 2 tháng 8 vừa qua. Ngài nói: Thật là một thực tại đau buồn vì hiện nay trên thế giới có quá nhiều trẻ em nam nữ bị gián đoạn cuộc sống một cách thê thảm bởi xung đột bạo lực. Đáng lý ra các em phải được tự do chơi đùa học hành, lớn lên, hiểu biết chính mình và thế giới chung quanh, thay vào đó là nạn nhận của các vi phạm nghiêm trọng không chỉ cướp mất đi tuổi thơ duy nhất không thể thay thế được của các em, nhưng cũng gặp nguy hiểm của sự tổn thương thể lý, cảm xúc, tâm lý và xã hội nữa, với hậu quả trên gia đình và cộng đoàn của các em.
Bản tường trình cuối cùng của ông Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc cho biết trong các thời điểm có xung đột vũ trang trên thế giới đã có hàng triệu người, trong đó có các trẻ em đã bị khước từ các trợ giúp cần thiết cho sự sống còn và hạnh phúc của các em. Chỉ cần nhìn cảnh ăn cướp các quặng mỏ và tài nguyên quý giá ở nhiều nơi bên Phi châu, nơi có nhiều trẻ em phải bỏ học để làm việc trong các hầm mỏ, thì đủ hiểu. Tình hình lại còn tồi tệ hơn khi các em bị cưỡng bách trở thành chiến binh, không phải để trợ giúp cuộc sống nghèo nàn của gia đình. Cần phải duyệt xét các lý do gây ra tình trạng này, đặc biệt để hiểu tại sao các thua thiệt xã hội kinh tế và thiếu viễn tượng cuộc sống thường khiến cho xung đột vũ trang trở thành một lựa chọn của giới trẻ. Ngoài ra, cũng thật đáng đau buồn là trong vài trường hợp các ý thức hệ quá khích và cuồng tín đã khiến cho giới trẻ đi theo và trở thành lý do huỷ diệt và khinh rẻ sự sống của biết bao nhiêu người khác. Vì thế, giáo dục hoà bình trong gia đình và tại học đường và vai trò của nữ giới là thầy dạy hoà binh là điều không thể thiếu giúp đương đầu với các lý do này.
Đức TGM Auza cũng ghi nhận rằng các xung đột kéo dài thường xảy ra trong các thành phố cũng có nghĩa là các trường học, các trung tâm y tế, các nơi trú ngụ phải ở dưới bom đạn đưa tới chỗ bị tàn phá hoàn toàn hay một phần những cơ sở cần thiết cho sức khoẻ, việc đào tạo và hạnh phúc của các trẻ em. Cần chấm dứt những tấn kích không phân biệt và quá mức đi ngược lại các hiệp định quốc tế và luật lệ nhân đạo. Liên quan tới điều này mới đây ĐTC Phanxicô đã bày tỏ đau buồn sâu xa đối với các trẻ em bị dội bom tại tỉnh Idlib của Siria.
Sau cùng, Đức Sứ thần Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi hàng lãnh đạo thế giới có nhiều sáng kiến hơn trong các sinh hoạt che chở trẻ em, giáo dục hoà bình rộng rãi cho dân chúng và tạo dựng một nền văn hoá hoà bình. Ngài cũng hy vọng cuộc họp này của Hội đồng Bảo an thức tỉnh lương tâm cộng đồng quốc tế để bảo đảm cho các trẻ em vô hình rằng chúng không bị quên lãng, và gia tăng nỗ lực để cho các trẻ em chiến binh được tự do và các trẻ em nạn nhân của các vụ vi phạm nhân quyền khác được đồng hành và trợ giúp tái hội nhập xã hội. (REI 2-8-2019)
Đức TGM đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài tham luận tại phiên họp của Hội đồng An ninh Liên Hiệp Quốc bàn về “Trẻ em và xung khắc vũ trang” hôm mồng 2 tháng 8 vừa qua. Ngài nói: Thật là một thực tại đau buồn vì hiện nay trên thế giới có quá nhiều trẻ em nam nữ bị gián đoạn cuộc sống một cách thê thảm bởi xung đột bạo lực. Đáng lý ra các em phải được tự do chơi đùa học hành, lớn lên, hiểu biết chính mình và thế giới chung quanh, thay vào đó là nạn nhận của các vi phạm nghiêm trọng không chỉ cướp mất đi tuổi thơ duy nhất không thể thay thế được của các em, nhưng cũng gặp nguy hiểm của sự tổn thương thể lý, cảm xúc, tâm lý và xã hội nữa, với hậu quả trên gia đình và cộng đoàn của các em.
Bản tường trình cuối cùng của ông Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc cho biết trong các thời điểm có xung đột vũ trang trên thế giới đã có hàng triệu người, trong đó có các trẻ em đã bị khước từ các trợ giúp cần thiết cho sự sống còn và hạnh phúc của các em. Chỉ cần nhìn cảnh ăn cướp các quặng mỏ và tài nguyên quý giá ở nhiều nơi bên Phi châu, nơi có nhiều trẻ em phải bỏ học để làm việc trong các hầm mỏ, thì đủ hiểu. Tình hình lại còn tồi tệ hơn khi các em bị cưỡng bách trở thành chiến binh, không phải để trợ giúp cuộc sống nghèo nàn của gia đình. Cần phải duyệt xét các lý do gây ra tình trạng này, đặc biệt để hiểu tại sao các thua thiệt xã hội kinh tế và thiếu viễn tượng cuộc sống thường khiến cho xung đột vũ trang trở thành một lựa chọn của giới trẻ. Ngoài ra, cũng thật đáng đau buồn là trong vài trường hợp các ý thức hệ quá khích và cuồng tín đã khiến cho giới trẻ đi theo và trở thành lý do huỷ diệt và khinh rẻ sự sống của biết bao nhiêu người khác. Vì thế, giáo dục hoà bình trong gia đình và tại học đường và vai trò của nữ giới là thầy dạy hoà binh là điều không thể thiếu giúp đương đầu với các lý do này.
Đức TGM Auza cũng ghi nhận rằng các xung đột kéo dài thường xảy ra trong các thành phố cũng có nghĩa là các trường học, các trung tâm y tế, các nơi trú ngụ phải ở dưới bom đạn đưa tới chỗ bị tàn phá hoàn toàn hay một phần những cơ sở cần thiết cho sức khoẻ, việc đào tạo và hạnh phúc của các trẻ em. Cần chấm dứt những tấn kích không phân biệt và quá mức đi ngược lại các hiệp định quốc tế và luật lệ nhân đạo. Liên quan tới điều này mới đây ĐTC Phanxicô đã bày tỏ đau buồn sâu xa đối với các trẻ em bị dội bom tại tỉnh Idlib của Siria.
Sau cùng, Đức Sứ thần Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi hàng lãnh đạo thế giới có nhiều sáng kiến hơn trong các sinh hoạt che chở trẻ em, giáo dục hoà bình rộng rãi cho dân chúng và tạo dựng một nền văn hoá hoà bình. Ngài cũng hy vọng cuộc họp này của Hội đồng Bảo an thức tỉnh lương tâm cộng đồng quốc tế để bảo đảm cho các trẻ em vô hình rằng chúng không bị quên lãng, và gia tăng nỗ lực để cho các trẻ em chiến binh được tự do và các trẻ em nạn nhân của các vụ vi phạm nhân quyền khác được đồng hành và trợ giúp tái hội nhập xã hội. (REI 2-8-2019)
Linh Tiến Khải