Toà Thánh kêu gọi lắng nghe tiếng kêu than của các dân tộc Trung Đông
ĐTC Phanxicô rất âu lo cho tình trạng nhận đạo tại Siria cũng như thảm cảnh của các dân nước Palestina, Yemen và Iraq.
Toà Thánh kêu gọi lắng nghe tiếng kêu than của các dân tộc Trung Đông
ĐTC Phanxicô rất âu lo cho tình trạng nhận đạo tại Siria cũng như thảm cảnh của các dân nước Palestina, Yemen và Iraq.
ĐTC lo âu cho tình trạng ở Trung Đông
ĐTGM Bernardito Auza, quan sát viên thưởng trực của Toà Thánh đã cho biết như trên trong bài phát biểu trước cuộc thảo luận của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về đề tài “Trung Đông bao gồm cả tình hình Palestina”. Ngài kêu gọi các dân tộc toàn vùng Trung Đông lựa chọn con đường đối thoại và theo đuổi một nền văn hoá khoan nhượng chung sống hoà bình, để giảm bớt các khó khăn kinh tế, xã hội, chính trị và môi sinh đang đè nặng trên đa số dân trên thế giới.
Riêng đối với các căng thẳng giữa người Palestin và người Israel vị đại diện Toà Thánh kêu gọi hai bên nỗ lực có các cuộc thảo luận cởi mở và các hành động cụ thể, với giải pháp thành lập hai quốc gia có các ranh giới được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Ngoài ra, cộng đồng quốc tế cũng cần tiếp tục trợ giúp nhân đạo cho người tị nạn Palestine trong ý hướng này, nhằm giúp hai bên liên hệ đối thoại với nhau và là các tác nhân đối với tương lai của mình.
Về tình hình tại một vài vùng bất ổn ở Siria, Toà Thánh kêu gọi cộng đồng quốc tế đừng giả điếc trước các tiếng kêu than của dân chúng thiếu thực phẩm thuốc men và không được giáo dục. ĐTC Phanxicô đã gửi thư cho Tổng thống Assad đề cập đến vấn đề này, và mời gọi bảo vệ mạng sống và tôn trọng các quyền của người dân.
Đức TGM Auza cũng chú ý tới tình trạng nội chiến tại Yemen với nghị quyết 2481 của Liên Hiệp Quốc về việc ngưng bắn và trợ giúp nhân đạo. Nhưng làm sao có thể thăng tiến hoà bình trong vùng Trung Đông, khi người ta vẫn tiếp tục cho phép bán vũ khí cho các lực lượng chống đối nhau.
Sau cùng, vị đại diện Toà Thánh bày tỏ hy vọng Iraq có thể tiến tới hoà giải và tái thiết, nếu cộng đồng quốc tế nỗ lực tìm ra mọi cơ may giúp có các cuộc thương thảo hoà bình cho vùng Vịnh, nơi các lực lượng của Nhà nước Hồi đã gây ra quá nhiều khổ đau cho dân chúng, đặc biệt là cho các nhóm tôn giáo và sắc tộc thiểu số. (Vatican News)
ĐTC lo âu cho tình trạng ở Trung Đông
ĐTGM Bernardito Auza, quan sát viên thưởng trực của Toà Thánh đã cho biết như trên trong bài phát biểu trước cuộc thảo luận của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về đề tài “Trung Đông bao gồm cả tình hình Palestina”. Ngài kêu gọi các dân tộc toàn vùng Trung Đông lựa chọn con đường đối thoại và theo đuổi một nền văn hoá khoan nhượng chung sống hoà bình, để giảm bớt các khó khăn kinh tế, xã hội, chính trị và môi sinh đang đè nặng trên đa số dân trên thế giới.
Riêng đối với các căng thẳng giữa người Palestin và người Israel vị đại diện Toà Thánh kêu gọi hai bên nỗ lực có các cuộc thảo luận cởi mở và các hành động cụ thể, với giải pháp thành lập hai quốc gia có các ranh giới được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Ngoài ra, cộng đồng quốc tế cũng cần tiếp tục trợ giúp nhân đạo cho người tị nạn Palestine trong ý hướng này, nhằm giúp hai bên liên hệ đối thoại với nhau và là các tác nhân đối với tương lai của mình.
Về tình hình tại một vài vùng bất ổn ở Siria, Toà Thánh kêu gọi cộng đồng quốc tế đừng giả điếc trước các tiếng kêu than của dân chúng thiếu thực phẩm thuốc men và không được giáo dục. ĐTC Phanxicô đã gửi thư cho Tổng thống Assad đề cập đến vấn đề này, và mời gọi bảo vệ mạng sống và tôn trọng các quyền của người dân.
Đức TGM Auza cũng chú ý tới tình trạng nội chiến tại Yemen với nghị quyết 2481 của Liên Hiệp Quốc về việc ngưng bắn và trợ giúp nhân đạo. Nhưng làm sao có thể thăng tiến hoà bình trong vùng Trung Đông, khi người ta vẫn tiếp tục cho phép bán vũ khí cho các lực lượng chống đối nhau.
Sau cùng, vị đại diện Toà Thánh bày tỏ hy vọng Iraq có thể tiến tới hoà giải và tái thiết, nếu cộng đồng quốc tế nỗ lực tìm ra mọi cơ may giúp có các cuộc thương thảo hoà bình cho vùng Vịnh, nơi các lực lượng của Nhà nước Hồi đã gây ra quá nhiều khổ đau cho dân chúng, đặc biệt là cho các nhóm tôn giáo và sắc tộc thiểu số. (Vatican News)
Linh Tiến Khải