28/12/2024

Làm nhà máy xử lý rác ở Đà Nẵng phải có xuất xứ công nghệ châu Âu

Đó là thông tin được ông Tô Văn Hùng – giám đốc Sở Tài nguyên – môi trường TP Đà Nẵng, cho biết tại buổi họp báo do UBND TP Đà Nẵng tổ chức vào chiều 23-7.

 

Làm nhà máy xử lý rác ở Đà Nẵng phải có xuất xứ công nghệ châu Âu

Đó là thông tin được ông Tô Văn Hùng – giám đốc Sở Tài nguyên – môi trường TP Đà Nẵng, cho biết tại buổi họp báo do UBND TP Đà Nẵng tổ chức vào chiều 23-7.

 
 
 

Làm nhà máy xử lý rác ở Đà Nẵng phải có xuất xứ công nghệ châu Âu - Ảnh 1.

Bãi rác Khánh Sơn là bãi rác lớn nhất Đà Nẵng được dự báo sẽ đầy vào tháng 3-2020 – Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

 

Tại cuộc họp báo, các phóng viên đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến nhà máy đốt rác phát điện tại bãi rác Khánh Sơn hiện đang được người dân và dư luận tại Đà Nẵng rất quan tâm. Trong đó đặc biệt là những băn khoăn về năng lực, công nghệ xử lý rác của chủ đầu tư dự án.

Ông Tô Văn Hùng cho biết chủ trương của UBND TP là nâng cấp bãi rác Khánh Sơn thành khu liên hợp xử lý rác với công nghệ hiện đại, trong đó có nhiều hạng mục.

Cũng tại đây, hiện có nhà máy xử lý rác mà vào năm 2009 TP cấp chủ trương đầu tư cho Công ty CP môi trường Việt Nam thực hiện, quy mô 650 tấn/ngày.

Năm 2015, công ty này đưa vào khai thác giai đoạn 1, tuy nhiên sau 6 tháng thì dừng.

Làm nhà máy xử lý rác ở Đà Nẵng phải có xuất xứ công nghệ châu Âu - Ảnh 2.

Ông Tô Văn Hùng – giám đốc Sở Tài nguyên – môi trường TP Đà Nẵng tại buổi họp báo – Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

 

Hiện theo đề xuất của nhà đầu tư, TP đã cho phép công ty nâng cấp công nghệ và tiếp tục triển khai. Nhà đầu tư cũng đã đề xuất công nghệ là đốt và thu hồi năng lượng.

Theo ông Hùng, quá trình triển khai thì phải được Bộ Tài nguyên – môi trườngthẩm định công nghệ, được Bộ công thương cho phép bổ sung vào kế hoạch đấu nối điện… Và quan điểm của TP mới dừng lại ở thống nhất chủ trương nâng cấp công nghệ và liên doanh triển khai nhà máy.

 

Ông Hùng cũng cho biết thêm nếu theo công nghệ đốt hiện nay, TP sẽ kiểm soát lượng tro xỉ dưới 20%, trong đó trách nhiệm của chủ đầu tư là phải xử lý, sử dụng tro xỉ làm thành các vật liệu xây dựng hoặc các vật liệu khác, kiểm soát tỉ lệ tro bay dưới 5%.

Với TP Đà Nẵng, nếu cho phép đầu tư công nghệ đốt rác phát điện, nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm xử lý 5% tro bay, TP không thực hiện việc này.

Ông Hùng cũng khẳng định, nhà máy đốt phát điện hay bất cứ nhà máy nào mà sắp tới Đà Nẵng kêu gọi đầu tư liên quan đến xử lý rác thì phải có xuất xứ công nghệ từ các nước châu Âu và phải có chứng nhận.

Làm nhà máy xử lý rác ở Đà Nẵng phải có xuất xứ công nghệ châu Âu - Ảnh 3.

Bãi rác Khánh Sơn hiện đã quá tải nghiêm trọng – Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

 

Được biết, cuối tháng 5-2019, UBND TP Đà Nẵng đã thống nhất cho phép Công ty CP Môi trường Việt Nam được đổi mới công nghệ xử lý chất thải rắn bằng công nghệ đốt rác phát điện tại Khánh Sơn; thực hiện liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài.

Công ty này liên doanh với Tập đoàn EverBright International (Hong Kong) để đầu tư công nghệ đốt rác phát điện tại bãi rác Khánh Sơn, công suất xử lý rác tại đây trước mắt xử lý 650 tấn/ngày…

Tại cuộc đối thoại mới đây của người dân gần bãi rác Khánh Sơn với lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng đã không tìm được tiếng nói chung. Người dân bức xúc vì trước đây TP đã hứa sẽ di dời bãi rác nhưng nay lại đầu tư quy mô lớn để tiếp tục xử lý rác ở đây. Sau đó, người dân đã chặn xe chở rác vào Bãi rác Khánh Sơn, khiến lực lượng công an phải vào cuộc để đảm bảo an ninh trật tự.

 

 

ĐOÀN CƯỜNG