ĐTC: Sứ mạng của Giáo Hội là loan truyền và làm chứng
Đức Thánh Cha tập trung vào hình ảnh Chúa Giêsu sai nhóm 72 môn đệ đi loan báo Tin Mừng. Như sách Sáng Thế đã từng nói, con số 72 muốn nói tới các dân tộc khác nhau (x. St 10,1-32). Vì thế, việc sai đi này cho thấy trước sứ mạng loan báo Tin Mừng cho muôn dân của Giáo Hội.
ĐTC: Sứ mạng của Giáo Hội là loan truyền và làm chứng
Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin hôm 07-07-2019, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến đặc tính sứ mạng của Giáo Hội, và làm thế nào sứ mạng ấy mang đến niềm vui, bình an và chữa lành.
Đức Thánh Cha tập trung vào hình ảnh Chúa Giêsu sai nhóm 72 môn đệ đi loan báo Tin Mừng. Như sách Sáng Thế đã từng nói, con số 72 muốn nói tới các dân tộc khác nhau (x. St 10,1-32). Vì thế, việc sai đi này cho thấy trước sứ mạng loan báo Tin Mừng cho muôn dân của Giáo Hội. Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ rằng: Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít, vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ mang gặt lúa về (Lc 10,2).
Đức Thánh Cha tập trung vào hình ảnh Chúa Giêsu sai nhóm 72 môn đệ đi loan báo Tin Mừng. Như sách Sáng Thế đã từng nói, con số 72 muốn nói tới các dân tộc khác nhau (x. St 10,1-32). Vì thế, việc sai đi này cho thấy trước sứ mạng loan báo Tin Mừng cho muôn dân của Giáo Hội. Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ rằng: Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít, vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ mang gặt lúa về (Lc 10,2).
Sứ mạng đặt nền trên cầu nguyện
Chúng ta cần luôn xin chủ mùa gặt, là chính Chúa Cha, sai những người thợ đến lao tác trong cánh đồng của Người, là thế giới. Mỗi chúng ta cũng cần phải làm điều ấy với một trái tim rộng mở, với thái độ của một nhà truyền giáo. Lời cầu nguyện của chúng ta không nên chỉ giới hạn trong những nhu cầu của mình. Một lời cầu nguyện mang tính Kitô Giáo thực sự cần phải mang chiều kích hoàn vũ.
Khi sai bảy mươi hai môn đệ ra đi, Chúa Giêsu đã chỉ dẫn những điều rất cụ thể nói lên đặc tính của sứ mạng. Như chúng ta đã thấy: trước hết là cầu nguyện, rồi ra đi, rồi đừng mang theo bao bị… và hãy nói: Bình an cho nhà này… hãy ở lại nhà đó… Đừng đi từ nhà nọ đến nhà kia, hãy chữa lành những người đau yếu, và nói với họ: Nước Thiên Chúa đang đến gần. Và nếu họ không chào đón, hãy giũ bụi chân và rời khỏi đó. (Lc 10,2-10). Những chỉ dẫn và lệnh truyền này cho thấy sứ mạng ấy đặt nền tảng trên cầu nguyện; sứ mạng ấy mang tính lưu động, đòi hỏi không dính bén và khó nghèo; sứ mạng ấy đem bình an và chữa lành, là những dấu chỉ cho thấy Nước Thiên Chúa.
Sứ mạng là loan truyền và làm chứng
Sứ mạng này không phải là chiêu dụ hay kết nạp, nhưng là loan truyền và làm chứng. Sứ mạng ấy cũng đòi hỏi sự ngay chính và tự do mang tính tin mừng để có thể ra đi. Sứ mạng ấy cũng nói tới khả thể tin mừng cứu độ bị chối bỏ nhưng không nguyền rủa hay kết án.
Sứ mạng là bước đi cùng Chúa Giêsu
Nếu sống theo những điều này, niềm vui sẽ là đặc nét của sứ mạng Giáo Hội. Thánh sử ghi nhận rằng: bảy mươi hai môn đệ trở về tràn đầy mừng vui (Lc 10,17). Đây không phải là thứ niềm vui mau qua, thứ đến từ thành công của sứ mạng. Ngược lại, niềm vui ấy được đặt nền và bám rễ trong lời hứa của Chúa Giêsu: tên của anh em đã được viết trên trời (Lc 10,20). Nói như thế, Người muốn diễn tả về niềm vui bên trong và không thể phá huỷ được. Niềm vui ấy đến từ việc nhận biết rằng họ được Thiên Chúa kêu gọi để bước theo Con của Người. Đó chính là niềm vui được làm môn đệ của thầy Giêsu. Mỗi chúng ta có thể nghĩ về cái tên mình lãnh nhận trong ngày Rửa Tội. Tên ấy đã được viết trên trời trong cung lòng của Thiên Chúa, là Cha chúng ta. Và chính niềm vui của việc được làm sứ giả Tin Mừng, làm bạn đồng hành với thầy Giêsu giúp họ tự do với chính mình và với những gì mình sở hữu.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha xin Mẹ Maria Rất Thánh nâng đỡ sứ mạng của Giáo Hội trong việc loan báo tình yêu và ơn cứu độ đến muôn dân biết Thiên Chúa yêu thương chúng ta, muốn cứu độ chúng ta và gọi mời chúng ta dự phần vào Vương Quốc của Người.
Chúng ta cần luôn xin chủ mùa gặt, là chính Chúa Cha, sai những người thợ đến lao tác trong cánh đồng của Người, là thế giới. Mỗi chúng ta cũng cần phải làm điều ấy với một trái tim rộng mở, với thái độ của một nhà truyền giáo. Lời cầu nguyện của chúng ta không nên chỉ giới hạn trong những nhu cầu của mình. Một lời cầu nguyện mang tính Kitô Giáo thực sự cần phải mang chiều kích hoàn vũ.
Khi sai bảy mươi hai môn đệ ra đi, Chúa Giêsu đã chỉ dẫn những điều rất cụ thể nói lên đặc tính của sứ mạng. Như chúng ta đã thấy: trước hết là cầu nguyện, rồi ra đi, rồi đừng mang theo bao bị… và hãy nói: Bình an cho nhà này… hãy ở lại nhà đó… Đừng đi từ nhà nọ đến nhà kia, hãy chữa lành những người đau yếu, và nói với họ: Nước Thiên Chúa đang đến gần. Và nếu họ không chào đón, hãy giũ bụi chân và rời khỏi đó. (Lc 10,2-10). Những chỉ dẫn và lệnh truyền này cho thấy sứ mạng ấy đặt nền tảng trên cầu nguyện; sứ mạng ấy mang tính lưu động, đòi hỏi không dính bén và khó nghèo; sứ mạng ấy đem bình an và chữa lành, là những dấu chỉ cho thấy Nước Thiên Chúa.
Sứ mạng là loan truyền và làm chứng
Sứ mạng này không phải là chiêu dụ hay kết nạp, nhưng là loan truyền và làm chứng. Sứ mạng ấy cũng đòi hỏi sự ngay chính và tự do mang tính tin mừng để có thể ra đi. Sứ mạng ấy cũng nói tới khả thể tin mừng cứu độ bị chối bỏ nhưng không nguyền rủa hay kết án.
Sứ mạng là bước đi cùng Chúa Giêsu
Nếu sống theo những điều này, niềm vui sẽ là đặc nét của sứ mạng Giáo Hội. Thánh sử ghi nhận rằng: bảy mươi hai môn đệ trở về tràn đầy mừng vui (Lc 10,17). Đây không phải là thứ niềm vui mau qua, thứ đến từ thành công của sứ mạng. Ngược lại, niềm vui ấy được đặt nền và bám rễ trong lời hứa của Chúa Giêsu: tên của anh em đã được viết trên trời (Lc 10,20). Nói như thế, Người muốn diễn tả về niềm vui bên trong và không thể phá huỷ được. Niềm vui ấy đến từ việc nhận biết rằng họ được Thiên Chúa kêu gọi để bước theo Con của Người. Đó chính là niềm vui được làm môn đệ của thầy Giêsu. Mỗi chúng ta có thể nghĩ về cái tên mình lãnh nhận trong ngày Rửa Tội. Tên ấy đã được viết trên trời trong cung lòng của Thiên Chúa, là Cha chúng ta. Và chính niềm vui của việc được làm sứ giả Tin Mừng, làm bạn đồng hành với thầy Giêsu giúp họ tự do với chính mình và với những gì mình sở hữu.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha xin Mẹ Maria Rất Thánh nâng đỡ sứ mạng của Giáo Hội trong việc loan báo tình yêu và ơn cứu độ đến muôn dân biết Thiên Chúa yêu thương chúng ta, muốn cứu độ chúng ta và gọi mời chúng ta dự phần vào Vương Quốc của Người.
Trần Đỉnh, SJ