24/12/2024

6.000 thành viên Tông đồ Cầu nguyện Toàn cầu gặp Đức Thánh Cha

Tại Việt Nam, Tông đồ Cầu nguyện được phổ biến rộng rãi và ngày càng đông người tham gia. Mỗi ngày có một ý cầu nguyện được đăng trên website và Facebook của Dòng Tên cũng như của một số website Công giáo khác. Việc chuyển ngữ và phổ biến Tông đồ Cầu nguyện tại Việt Nam do Cha Phêrô Trần Vinh Danh, Dòng Tên, phụ trách cùng với sự cộng tác của một nhóm bạn trẻ có tên là Bạn Đường Linh Thao.

 6.000 thành viên Tông đồ Cầu nguyện Toàn cầu gặp Đức Thánh Cha

 

 

 

Tại Việt Nam, Tông đồ Cầu nguyện được phổ biến rộng rãi và ngày càng đông người tham gia. Mỗi ngày có một ý cầu nguyện được đăng trên website và Facebook của Dòng Tên cũng như của một số website Công giáo khác. Việc chuyển ngữ và phổ biến Tông đồ Cầu nguyện tại Việt Nam do Cha Phêrô Trần Vinh Danh, Dòng Tên, phụ trách cùng với sự cộng tác của một nhóm bạn trẻ có tên là Bạn Đường Linh Thao.

Lúc 12 giờ trưa 28/6, ĐTC tiếp kiến khoảng 6.000 thành viên của Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu, hay còn gọi là “Tông đồ Cầu nguyện” nhân dịp kỷ niệm 175 năm thành lập.

Trước hết, Cha Fornos, Dòng Tên, Giám đốc Tông đồ Cầu nguyện, giới thiệu những người tham dự với Đức Thánh Cha. Họ là những phái đoàn đến từ 52 nước của tất cả các châu lục, đại diện cho hàng triệu người trong mạng lưới cầu nguyện.

Đáp lời trong bài diễn văn với những người tham dự, ĐTC cảm ơn các thành viên trong Hội Tông đồ Cầu nguyện về sự dấn thân của họ bằng lời cầu nguyện và bằng những công việc tông đồ vì sứ mạng của Giáo hội. Ngài nói, đây là việc cần thiết hơn bao giờ hết, trong việc dành ưu tiên cho Chúa trong đời sống cá nhân cũng như trong sự hiệp thông trong Giáo hội.

Tiếp đến, Đức Thánh Cha nhắc đến một số hình thức của tông đồ cầu nguyện tại một số nước.

Trước hết là tại Đài Loan, Cha Matthew có một phiên bản Click to pray bằng tiếng Hoa. Đức Thánh Cha nói: “Thật vui khi biết rằng người Trung Quốc, vượt qua những khó khăn trong lĩnh vực khác, có thể thực sự cảm nhận được sự hợp nhất trong lời cầu nguyện, tìm thấy nơi đó sự khích lệ và làm chứng cho Tin Mừng.”

Kế đến là tại Pháp, nơi khai sinh mạng lưới cầu nguyện cách đây 175 năm. Đức Thánh Cha nói: “Giáo hội, qua mạng lưới cầu nguyện và những ý cầu nguyện mỗi tháng, nói lên thao thức của những người nam nữ của thời đại chúng ta. Tất cả chúng ta, mục tử, tu sĩ và giáo dân, được mời gọi đặt mình vào lịch sử cụ thể của những người đứng bên cạnh chúng ta, đặc biệt là cầu nguyện cho họ, với niềm vui và đau khổ của họ.”

Sau đó, Đức Thánh nhắc đến chứng tá từ Sr. Selam của Ethiopia với Phong trào Giới trẻ Thánh Thể, giúp chiêm ngắm hoạt động của Chúa Thánh Thần trên trái đất. Điều quan trọng là giúp các thế hệ trẻ phát triển tình bạn với Chúa Giêsu qua cuộc gặp gỡ thân mật với Chúa trong cầu nguyện, lắng nghe Lời Ngài, lãnh nhận Bí tích Thánh Thể để làm quà tặng tình yêu cho người khác.

Đức Thánh Cha cũng nhắc đến Tông đồ Cầu nguyện của Cha Antonio (Bồ Đào Nha). Làm cho cách thức cầu nguyện này “đi vào thế giới số, cho cả người trẻ lẫn người già, mang lại sức sống mới cho hoạt động tông đồ truyền thống. Nhiệm vụ của Giáo hội là thích nghi với thời đại và sử dụng các công cụ hiện đại từ kỹ thuật này”. Nhưng Đức Thánh Cha cũng nhắc rằng “cần phải cẩn thận trong việc sử dụng các phương tiện này, đặc biệt là Internet, để không trở thành nô lệ của phương tiện”.
 
 
 

Văn Yên, SJ