23/12/2024

Phát hiện tế bào ung thư ‘bất tử’ nhờ hấp thụ vitamin C

Các chuyên gia nghiên cứu thuộc Đại học Concepción, Chile thông báo phát hiện các tế bào ung thư tự đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và trở nên ‘bất tử’ nhờ hấp thụ vitamin C.

 

Phát hiện tế bào ung thư ‘bất tử’ nhờ hấp thụ vitamin C

Các chuyên gia nghiên cứu thuộc Đại học Concepción, Chile thông báo phát hiện các tế bào ung thư tự đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và trở nên ‘bất tử’ nhờ hấp thụ vitamin C.


 

Phát hiện tế bào ung thư bất tử nhờ hấp thụ vitamin C - Ảnh 1.

Các nhà nghiên cứu cho biết sẽ tìm cách ngăn chặn hoạt động vận chuyển đưa vitamin C của tế bào ung thư vào ty thể để nó không thể ‘bất tử’ – Ảnh: ScienceNordic

 

Phát biểu trên Đài Phát thanh của Đại học Concepción ngày 19-6, trưởng nhóm nghiên cứu - Tiến sĩ Coralia Rivas, cho biết đây là cơ chế chính mà tế bào ung thư có thể tồn tại.

Những tế bào ung thư thu nạp vitamin C bị oxy hóa (dehydroascorbic acid hoặc DHA) có nồng độ cao xung quanh khối u, vận chuyển nó vào bên trong và sau đó biến chúng thành vitamin C loại Ascorbic acid- AA có chức năng chống oxy hóa.

Nghiên cứu phát hiện ra đặc điểm bất ngờ của các tế bào ung thư có khả năng tích lũy lượng lớn vitamin C so với những tế bào bình thường khác. Sau khi thử nghiệm với những tế bào ung thư vú, tuyến tiền liệt và bạch hầu, các chuyên gia Chile thấy vitamin C đều thể hiện đặc tính như là chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ những dòng tế bào ung thư này.

Tiến sĩ Khoa học Sinh học Carola Muñoz, thành viên nhóm nghiên cứu, giải thích rằng khác với tế bào thường, tế bào ung thư có chất được gọi là SVCT2 (Sodium-dependent vitamin C transporter 2) đã lấy vitamin C loại Ascorbic acid- AA và trực tiếp mang chúng tới ty thể (cơ quan chịu trách nhiệm cung cấp phần lớn năng lượng cần thiết cho hoạt động của tế bào).

Nhờ đó, tế bào ung thư trở nên “bất tử”, dù được bao quanh bởi những chất oxy hóa có thể tiêu diệt chúng theo phương thức khác.

SVCT2 cho phép ty thể của khối u chuyển vitamin C vào bên trong, từ đó giúp tế bào ung thư tránh bị tiêu diệt. Điều đáng nói là SVCT2 nằm trong tế bào chứ không nằm ngoài bề mặt.

Các nhà khoa học Chile cho biết sẽ nghiên cứu tạo một giải pháp dược lý, tìm kiếm phân tử có thể ngăn chặn hoạt động vận chuyển đưa vitamin C của tế bào ung thư vào ty thể.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khẳng định việc công bố thông tin trên không nhằm khuyến cáo người bệnh loại bỏ vitamin C trong chế độ ăn, mà điều quan trọng cần làm là tìm phương pháp loại bỏ khả năng của tế bào sống sót nhờ cơ chế này.

Vitamin C là chất rất cần thiết cho tất cả các sinh vật sống, đặc biệt đối với con người. Đây là chất cần phải có trong chế độ ăn. Việc loại bỏ vitamin C trong chế độ ăn sẽ gây ra các căn bệnh phức tạp khiến cơ thể con người không có khả năng miễn dịch.

Việt Nam: 115.000 ca tử vong do ung thư mỗi năm

Phát biểu tại một hội nghị về phòng chống ung thư tháng 4-2019, giám đốc Bệnh viện K Trần Văn Thuấn cho biết Việt Nam có 165.000 ca mới mắc ung thư/năm, 115.000 ca tử vong do ung thư mỗi năm và hiện có trên 300.000 người đang chiến đấu với ung thư.

 

TTXVN