ĐTC – Thánh lễ tại Camerino: Những ai đến gần Thiên Chúa không quỵ ngã nhưng tiếp tục bước đi
Con người là chi mà Chúa cần nhớ đến? Thiên Chúa nhớ đến chúng ta và chữa lành những ký ức đau thương của chúng ta bằng thứ dầu của hy vọng. Người gần gũi để nâng đỡ chúng ta từ bên trong, giúp chúng ta trở thành những người dựng xây sự thiện hảo, những người an ủi các tâm hồn. Những gánh nặng cuộc sống không còn trên vai chúng ta nữa.
ĐTC – Thánh lễ tại Camerino: Những ai đến gần Thiên Chúa không quỵ ngã nhưng tiếp tục bước đi
Con người là chi mà Chúa cần nhớ đến? Thiên Chúa nhớ đến chúng ta và chữa lành những ký ức đau thương của chúng ta bằng thứ dầu của hy vọng. Người gần gũi để nâng đỡ chúng ta từ bên trong, giúp chúng ta trở thành những người dựng xây sự thiện hảo, những người an ủi các tâm hồn. Những gánh nặng cuộc sống không còn trên vai chúng ta nữa: Thánh Thần, Đấng mà chúng ta gọi tên Người và chạm vào hai vai mỗi lần làm dấu thánh giá, sẽ đến để thêm sức, khuyến khích và đỡ nâng những gánh nặng nề của chúng ta. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh như thế trong bài giảng Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi, 16-06-2019, trong chuyến viếng thăm của ngài tại Giáo phận Camerino, nơi đã bị những trận động đất tàn phá nặng nề cách đây đúng 3 năm.
Chúng ta nhỏ bé và bất lực trước đau khổ nhưng quý giá trước mặt Thiên Chúa
Khởi đi từ câu hỏi trong Thánh vịnh 8 trong Phụng vụ Lễ Chúa Ba Ngôi: “Con người là chi mà Chúa cần nhớ đến?” (8,5), Đức Thánh Cha cho thấy những thực tại của chúng ta khi đối diện với đau khổ và giá trị của chúng ta trước mặt Thiên Chúa.
“Con người là chi mà Chúa cần nhớ đến?” Những lời này đã đến trong tâm trí tôi khi tôi nghĩ về anh chị em. Đối mặt với những gì anh chị em đã phải thấy và phải chịu, đứng trước những căn hộ và tòa nhà bị đánh sập thành những đống đổ nát, câu hỏi này đến với tôi: Con người là chi? Con người là chi, nếu những gì ta nâng lên đều có thể sụp xuống ngay lập tức? Con người là gì nếu hy vọng của nó có thể tan thành tro bụi? Con người là chi? Câu trả lời dường như đến trong vế tiếp theo: Con người là chi mà Chúa cần nhớ đến? Chúng ta với tất cả yếu đuối và mỏng manh của phận người vẫn được Thiên Chúa nhớ đến. Trong sự không chắc chắn mà chúng ta cảm thấy cả bên trong lẫn bên ngoài, Thiên Chúa cho chúng ta một điều chắc chắn: Người nhớ đến chúng ta. Người nhớ đến, nghĩa là Người hướng con tim mình về phía chúng ta, nghĩa là chúng ta ở nơi con tim của Người. Trong khi nơi đây có quá nhiều thứ mau chóng bị rơi vào quên lãng, thì Thiên Chúa không để chúng ta bị chìm vào lãng quên. Trong đôi mắt Người, không một ai bị khinh khi, nhưng mỗi người có một giá trị vô hạn: chúng ta nhỏ bé dưới gầm trời này và bất lực khi mặt đất chuyển rung, nhưng đối với Thiên Chúa, chúng ta quý giá hơn bất cứ điều gì khác.
Ghi nhớ là từ chìa khoá cho cuộc đời này. Chúng ta hãy xin ơn để mỗi ngày biết ghi nhớ rằng Thiên Chúa không lãng quên chúng ta, rằng chúng ta là những đứa con yêu dấu của Người, độc nhất và không thể thay thế: ghi nhớ điều ấy sẽ cho ta sức mạnh để không từ bỏ trước những thất bại của cuộc sống. Chúng ta cần phải nhớ mình đáng giá bao nhiêu, khi đứng trước cám dỗ sống một đời buồn bã hay tiếp tục đào xới những điều tồi tệ mà có lẽ sẽ chẳng khi nào kết thúc. Những ký ức tồi tệ ấy đến, ngay cả khi chúng ta không nghĩ về chúng; nhưng chúng chỉ để lại nỗi u sầu và hoài cổ. Nhưng đúng là rất khó khăn để thoát khỏi những ký ức tồi tệ! Ngay cả với Thiên Chúa, đưa Israel ra khỏi Ai Cập còn dễ hơn việc lấy Ai Cập khỏi con tim của Israel.
Thánh Thần xức dầu hy vọng trên chúng ta
Để giải phóng con tim mình khỏi những ký ức tiêu cực giam giữ, khỏi những hối tiếc làm tê liệt, ta cần một ai đó giúp mang lấy những gánh nặng trong lòng mình. Hôm nay Chúa Giêsu nói rằng có nhiều thứ chúng ta không “có sức chịu nổi” (x. Ga 16,12). Đứng trước những yếu đuối và giới hạn của chúng ta, Người làm gì? Người không cất đi những gánh nặng ấy, như chúng ta vẫn thường mong tìm những giải pháp nhanh chóng và hời hợt. Không! Người ban cho chúng ta Thánh Thần. Chúng ta cần Ngài vì Ngài là Đấng An Ủi, nghĩa là Đấng không để chúng ta một mình giữa những đau khổ và gánh nặng cuộc đời này. Chính Ngài biến đổi ký ức nô lệ của chúng ta thành ký ức tự do, vết thương của quá khứ thành tưởng nhớ ơn cứu độ. Ngài làm cho chúng ta những gì Ngài đã làm cho Đức Giêsu: những đau đớn của Người, những vết thương khủng khiếp mà sự dữ đã ghim vào, nhờ quyền năng của Thánh Thần đã trở thành những máng chuyển lòng thương xót, trở thành những vết thương mà trong đó tình yêu của Thiên Chúa tỏ lộ, một tình yêu làm trỗi dậy, một tình yêu làm hồi sinh. Đây là những gì Chúa Thánh Thần thực hiện khi chúng ta mời Ngài đi vào những vết thương của chúng ta. Ngài sẽ xức dầu hy vọng vào những ký ức tồi tệ, bởi chính Thánh Thần là Đấng tái tạo hy vọng.
Thánh Thần khiến chúng ta bay ra khỏi “cái tổ” buồn rầu và sợ hãi
Hy vọng. Hy vọng gì đây? Đó không phải là một hy vọng mau qua. Hy vọng trần thế mau qua và luôn có ngày hết hạn: chúng được làm từ các nguyên liệu thế trần, và sớm muộn gì cũng đi đến buồn thảm. Hy vọng của Thánh Thần là hy vọng dài lâu bởi nó dựa trên lòng trung tín của Thiên Chúa. Hy vọng của Thánh Thần không phải chủ nghĩa lạc quan đâu. Hy vọng ấy sâu xa hơn, và nhen nhóm nơi con tim ta sự chắc chắn rằng: chúng ta thật quý giá vì được thương yêu. Hy vọng ấy khắc ghi niềm tin tưởng rằng chúng ta không lẻ loi. Chính hy vọng ấy mang lại bình an và niềm vui bên trong, bất kể những điều xảy ra bên ngoài. Đó là niềm hy vọng có nền tảng và gốc rễ vững chắc đến nỗi không bão tố nào của cuộc đời này có thể nhổ bật. Đó chính là niềm hy vọng mà Thánh Phaolô đã nói hôm nay: hy vọng ấy không làm ta thất vọng (Rm 5,5), nhưng mang lại sức mạnh để vượt qua mọi gian truân (c. 2-3). Khi chúng ta gặp gian truân và bị tổn thương, chúng ta dễ “làm tổ” nơi những nỗi buồn và sợ hãi của chúng ta. Ngược lại, Thánh Thần giải thoát chúng ta khỏi cái tổ ấy, Ngài khiến chúng ta phải bay, và tỏ lộ cho chúng ta định mệnh tuyệt vời mà chúng ta được sinh ra. Hãy mời Ngài đến. Hãy xin Ngài đến với chúng ta và Ngài sẽ ở gần bên chúng ta.
Ba Ngôi là một Thiên Chúa gần gũi
Gần gũi là từ thứ ba và cũng là từ cuối cùng tôi muốn chia sẻ với anh chị em. Hôm nay chúng ta cử hành Lễ Chúa Ba Ngôi. Ba Ngôi không phải là một vấn đề thần học cho bằng là mầu nhiệm tuyệt vời về sự gần gũi thân mật của Thiên Chúa. Ba Ngôi cho chúng ta biết rằng chúng ta không có một Thiên Chúa đơn độc trên thiên đàng, xa xôi và hờ hững. Không! Người là Cha đã ban cho chúng ta Con của Người, Đấng đã trở thành con người như chúng ta, và là người gần gũi hơn với chúng ta, giúp ta mang lấy gánh nặng cuộc sống, và gửi cho chúng ta Thánh Thần của chính Người. Ngài là Thần Khí đến với tinh thần của chúng ta và an ủi chúng ta từ bên trong, mang đến cho chúng ta sự dịu dàng của Thiên Chúa. Cùng với Thiên Chúa, những gánh nặng cuộc sống không còn trên vai chúng ta nữa: Thánh Thần, Đấng mà chúng ta gọi tên Người và chạm vào hai vai mỗi lần làm dấu Thánh giá, sẽ đến để thêm sức cho chúng ta, để khuyến khích chúng ta, để đỡ nâng những gánh nặng nề. Cần rất nhiều sức mạnh để sửa chữa hơn là xây dựng lại, để bắt đầu lại hơn là khởi sự, để hoà giải hơn là đồng thuận. Đây chính là sức mạnh mà Thiên Chúa ban cho chúng ta. Vì vậy, bất cứ ai đến gần với Thiên Chúa sẽ không phải thất vọng, Người ấy tiến lên: bắt đầu lại, củng cố lại và xây dựng lại.
Ghi nhớ, sửa chữa và xây dựng lại
Anh chị em thân mến, hôm nay tôi đến để ở gần anh chị em; Tôi ở đây để cầu nguyện với anh chị em, xin Thiên Chúa nhớ đến chúng ta, bởi không ai lãng quên những ai đang gặp gian lao. Tôi khẩn cầu Thiên Chúa của hy vọng cho những điều bất ổn trên mặt đất này không làm lay chuyển sự chắc chắn mà chúng ta có bên trong. Tôi khẩn cầu Thiên Chúa của sự gần gũi, xin Người khơi dậy những cử chỉ gần gũi. Trận động đất đã trôi qua gần 3 năm và có lẽ sau lần đầu tiên gây sửng sốt lòng người và truyền thông, người ta chẳng còn mấy quan tâm đến và những lời hứa hẹn cũng vì thế bị lãng quên, còn sự thất vọng sẽ càng một tăng thêm. Xin Thiên Chúa thúc đẩy để chúng ta biết ghi nhớ, sửa chữa lại, xây dựng lại và cùng nhau thực hiện nhưng không bao giờ quên những ai khổ đau.
Hãy mang lấy thánh giá của nhau và hãy an ủi nhau
Con người là chi mà Chúa cần nhớ đến? Thiên Chúa nhớ đến chúng ta và chữa lành những ký ức đau thương của chúng ta bằng dầu của hy vọng. Người gần gũi để nâng đỡ chúng ta từ bên trong, giúp chúng ta trở thành những người dựng xây sự thiện hảo, những người an ủi các tâm hồn. Ai cũng có thể đóng góp một chút thiện ích mà không cần chờ cho đến khi có người khởi xướng. Ai cũng có thể an ủi người khác mà không cần chờ cho đến khi vấn đề của người ấy được giải quyết. Con người là chi? Lạy Chúa, đó chính là giấc mơ vĩ đại mà Chúa vẫn hằng nhớ tới. Xin hãy cho chúng con biết ghi nhớ rằng mình sống trong thế giới là để mang tới niềm hy vọng và sự gần gũi, bởi chúng con là con cái của Chúa, Thiên Chúa của mọi ủi an (2 Cr 1,3).
Khởi đi từ câu hỏi trong Thánh vịnh 8 trong Phụng vụ Lễ Chúa Ba Ngôi: “Con người là chi mà Chúa cần nhớ đến?” (8,5), Đức Thánh Cha cho thấy những thực tại của chúng ta khi đối diện với đau khổ và giá trị của chúng ta trước mặt Thiên Chúa.
“Con người là chi mà Chúa cần nhớ đến?” Những lời này đã đến trong tâm trí tôi khi tôi nghĩ về anh chị em. Đối mặt với những gì anh chị em đã phải thấy và phải chịu, đứng trước những căn hộ và tòa nhà bị đánh sập thành những đống đổ nát, câu hỏi này đến với tôi: Con người là chi? Con người là chi, nếu những gì ta nâng lên đều có thể sụp xuống ngay lập tức? Con người là gì nếu hy vọng của nó có thể tan thành tro bụi? Con người là chi? Câu trả lời dường như đến trong vế tiếp theo: Con người là chi mà Chúa cần nhớ đến? Chúng ta với tất cả yếu đuối và mỏng manh của phận người vẫn được Thiên Chúa nhớ đến. Trong sự không chắc chắn mà chúng ta cảm thấy cả bên trong lẫn bên ngoài, Thiên Chúa cho chúng ta một điều chắc chắn: Người nhớ đến chúng ta. Người nhớ đến, nghĩa là Người hướng con tim mình về phía chúng ta, nghĩa là chúng ta ở nơi con tim của Người. Trong khi nơi đây có quá nhiều thứ mau chóng bị rơi vào quên lãng, thì Thiên Chúa không để chúng ta bị chìm vào lãng quên. Trong đôi mắt Người, không một ai bị khinh khi, nhưng mỗi người có một giá trị vô hạn: chúng ta nhỏ bé dưới gầm trời này và bất lực khi mặt đất chuyển rung, nhưng đối với Thiên Chúa, chúng ta quý giá hơn bất cứ điều gì khác.
Ghi nhớ là từ chìa khoá cho cuộc đời này. Chúng ta hãy xin ơn để mỗi ngày biết ghi nhớ rằng Thiên Chúa không lãng quên chúng ta, rằng chúng ta là những đứa con yêu dấu của Người, độc nhất và không thể thay thế: ghi nhớ điều ấy sẽ cho ta sức mạnh để không từ bỏ trước những thất bại của cuộc sống. Chúng ta cần phải nhớ mình đáng giá bao nhiêu, khi đứng trước cám dỗ sống một đời buồn bã hay tiếp tục đào xới những điều tồi tệ mà có lẽ sẽ chẳng khi nào kết thúc. Những ký ức tồi tệ ấy đến, ngay cả khi chúng ta không nghĩ về chúng; nhưng chúng chỉ để lại nỗi u sầu và hoài cổ. Nhưng đúng là rất khó khăn để thoát khỏi những ký ức tồi tệ! Ngay cả với Thiên Chúa, đưa Israel ra khỏi Ai Cập còn dễ hơn việc lấy Ai Cập khỏi con tim của Israel.
Thánh Thần xức dầu hy vọng trên chúng ta
Để giải phóng con tim mình khỏi những ký ức tiêu cực giam giữ, khỏi những hối tiếc làm tê liệt, ta cần một ai đó giúp mang lấy những gánh nặng trong lòng mình. Hôm nay Chúa Giêsu nói rằng có nhiều thứ chúng ta không “có sức chịu nổi” (x. Ga 16,12). Đứng trước những yếu đuối và giới hạn của chúng ta, Người làm gì? Người không cất đi những gánh nặng ấy, như chúng ta vẫn thường mong tìm những giải pháp nhanh chóng và hời hợt. Không! Người ban cho chúng ta Thánh Thần. Chúng ta cần Ngài vì Ngài là Đấng An Ủi, nghĩa là Đấng không để chúng ta một mình giữa những đau khổ và gánh nặng cuộc đời này. Chính Ngài biến đổi ký ức nô lệ của chúng ta thành ký ức tự do, vết thương của quá khứ thành tưởng nhớ ơn cứu độ. Ngài làm cho chúng ta những gì Ngài đã làm cho Đức Giêsu: những đau đớn của Người, những vết thương khủng khiếp mà sự dữ đã ghim vào, nhờ quyền năng của Thánh Thần đã trở thành những máng chuyển lòng thương xót, trở thành những vết thương mà trong đó tình yêu của Thiên Chúa tỏ lộ, một tình yêu làm trỗi dậy, một tình yêu làm hồi sinh. Đây là những gì Chúa Thánh Thần thực hiện khi chúng ta mời Ngài đi vào những vết thương của chúng ta. Ngài sẽ xức dầu hy vọng vào những ký ức tồi tệ, bởi chính Thánh Thần là Đấng tái tạo hy vọng.
Thánh Thần khiến chúng ta bay ra khỏi “cái tổ” buồn rầu và sợ hãi
Hy vọng. Hy vọng gì đây? Đó không phải là một hy vọng mau qua. Hy vọng trần thế mau qua và luôn có ngày hết hạn: chúng được làm từ các nguyên liệu thế trần, và sớm muộn gì cũng đi đến buồn thảm. Hy vọng của Thánh Thần là hy vọng dài lâu bởi nó dựa trên lòng trung tín của Thiên Chúa. Hy vọng của Thánh Thần không phải chủ nghĩa lạc quan đâu. Hy vọng ấy sâu xa hơn, và nhen nhóm nơi con tim ta sự chắc chắn rằng: chúng ta thật quý giá vì được thương yêu. Hy vọng ấy khắc ghi niềm tin tưởng rằng chúng ta không lẻ loi. Chính hy vọng ấy mang lại bình an và niềm vui bên trong, bất kể những điều xảy ra bên ngoài. Đó là niềm hy vọng có nền tảng và gốc rễ vững chắc đến nỗi không bão tố nào của cuộc đời này có thể nhổ bật. Đó chính là niềm hy vọng mà Thánh Phaolô đã nói hôm nay: hy vọng ấy không làm ta thất vọng (Rm 5,5), nhưng mang lại sức mạnh để vượt qua mọi gian truân (c. 2-3). Khi chúng ta gặp gian truân và bị tổn thương, chúng ta dễ “làm tổ” nơi những nỗi buồn và sợ hãi của chúng ta. Ngược lại, Thánh Thần giải thoát chúng ta khỏi cái tổ ấy, Ngài khiến chúng ta phải bay, và tỏ lộ cho chúng ta định mệnh tuyệt vời mà chúng ta được sinh ra. Hãy mời Ngài đến. Hãy xin Ngài đến với chúng ta và Ngài sẽ ở gần bên chúng ta.
Ba Ngôi là một Thiên Chúa gần gũi
Gần gũi là từ thứ ba và cũng là từ cuối cùng tôi muốn chia sẻ với anh chị em. Hôm nay chúng ta cử hành Lễ Chúa Ba Ngôi. Ba Ngôi không phải là một vấn đề thần học cho bằng là mầu nhiệm tuyệt vời về sự gần gũi thân mật của Thiên Chúa. Ba Ngôi cho chúng ta biết rằng chúng ta không có một Thiên Chúa đơn độc trên thiên đàng, xa xôi và hờ hững. Không! Người là Cha đã ban cho chúng ta Con của Người, Đấng đã trở thành con người như chúng ta, và là người gần gũi hơn với chúng ta, giúp ta mang lấy gánh nặng cuộc sống, và gửi cho chúng ta Thánh Thần của chính Người. Ngài là Thần Khí đến với tinh thần của chúng ta và an ủi chúng ta từ bên trong, mang đến cho chúng ta sự dịu dàng của Thiên Chúa. Cùng với Thiên Chúa, những gánh nặng cuộc sống không còn trên vai chúng ta nữa: Thánh Thần, Đấng mà chúng ta gọi tên Người và chạm vào hai vai mỗi lần làm dấu Thánh giá, sẽ đến để thêm sức cho chúng ta, để khuyến khích chúng ta, để đỡ nâng những gánh nặng nề. Cần rất nhiều sức mạnh để sửa chữa hơn là xây dựng lại, để bắt đầu lại hơn là khởi sự, để hoà giải hơn là đồng thuận. Đây chính là sức mạnh mà Thiên Chúa ban cho chúng ta. Vì vậy, bất cứ ai đến gần với Thiên Chúa sẽ không phải thất vọng, Người ấy tiến lên: bắt đầu lại, củng cố lại và xây dựng lại.
Ghi nhớ, sửa chữa và xây dựng lại
Anh chị em thân mến, hôm nay tôi đến để ở gần anh chị em; Tôi ở đây để cầu nguyện với anh chị em, xin Thiên Chúa nhớ đến chúng ta, bởi không ai lãng quên những ai đang gặp gian lao. Tôi khẩn cầu Thiên Chúa của hy vọng cho những điều bất ổn trên mặt đất này không làm lay chuyển sự chắc chắn mà chúng ta có bên trong. Tôi khẩn cầu Thiên Chúa của sự gần gũi, xin Người khơi dậy những cử chỉ gần gũi. Trận động đất đã trôi qua gần 3 năm và có lẽ sau lần đầu tiên gây sửng sốt lòng người và truyền thông, người ta chẳng còn mấy quan tâm đến và những lời hứa hẹn cũng vì thế bị lãng quên, còn sự thất vọng sẽ càng một tăng thêm. Xin Thiên Chúa thúc đẩy để chúng ta biết ghi nhớ, sửa chữa lại, xây dựng lại và cùng nhau thực hiện nhưng không bao giờ quên những ai khổ đau.
Hãy mang lấy thánh giá của nhau và hãy an ủi nhau
Con người là chi mà Chúa cần nhớ đến? Thiên Chúa nhớ đến chúng ta và chữa lành những ký ức đau thương của chúng ta bằng dầu của hy vọng. Người gần gũi để nâng đỡ chúng ta từ bên trong, giúp chúng ta trở thành những người dựng xây sự thiện hảo, những người an ủi các tâm hồn. Ai cũng có thể đóng góp một chút thiện ích mà không cần chờ cho đến khi có người khởi xướng. Ai cũng có thể an ủi người khác mà không cần chờ cho đến khi vấn đề của người ấy được giải quyết. Con người là chi? Lạy Chúa, đó chính là giấc mơ vĩ đại mà Chúa vẫn hằng nhớ tới. Xin hãy cho chúng con biết ghi nhớ rằng mình sống trong thế giới là để mang tới niềm hy vọng và sự gần gũi, bởi chúng con là con cái của Chúa, Thiên Chúa của mọi ủi an (2 Cr 1,3).
Trần Đỉnh, SJ