ĐTC tiếp kiến các nhà ngoại giao Toà Thánh
Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 13-6-2019 dành cho 103 vị TGM Đại diện ngoại giao của Toà Thánh, ĐTC nhắc nhở các vị tuân hành 10 quy luật được ngài liệt kê trong bài huấn dụ. 93 vị sứ thần và khâm sứ, cùng với 5 vị quan sát viên thường trực của Toà Thánh tại các tổ chức quốc tế, đã về Roma tham dự cuộc gặp gỡ lần thứ 3 do ĐTC triệu tập từ ngày 12 đến 15-6-2019 này. Vào ngày chót sẽ có sự tham dự của 46 TGM cựu sứ thần Toà Thánh.
ĐTC tiếp kiến các nhà ngoại giao Toà Thánh
Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 13-6-2019 dành cho 103 vị TGM Đại diện ngoại giao của Toà Thánh, ĐTC nhắc nhở các vị tuân hành 10 quy luật được ngài liệt kê trong bài huấn dụ.
93 vị sứ thần và khâm sứ, cùng với 5 vị quan sát viên thường trực của Toà Thánh tại các tổ chức quốc tế, đã về Roma tham dự cuộc gặp gỡ lần thứ 3 do ĐTC triệu tập từ ngày 12 đến 15-6-2019 này. Vào ngày chót sẽ có sự tham dự của 46 TGM cựu sứ thần Toà Thánh.
Nhắn nhủ các vị TGM
Trong bài huấn dụ trao tay, ĐTC lần lượt nhắc nhở: Sứ thần Toà Thánh là người của Thiên Chúa, người của Giáo Hội, là người có lòng nhiệt thành tông đồ, là người hoà giải, sứ thần Toà Thánh là người của ĐGH, là người có sáng kiến, là người vâng phục, người cầu nguyện, người hoạt động bác ái, và sau cùng là người khiêm tốn.
Đừng ngược đãi cộng tác viên
ĐTC cảnh giác chống những vị sứ thần ngược đãi các cộng sự viên, như một chủ nhân xấu chứ không phải như người cha và mục tử. Ngài nói: “Thật là buồn khi thấy vài Sứ thần tạo ra cho các cộng sự viên của mình những đau buồn mà chính họ đã phải chịu do các Sứ thần khác trong thời họ còn là cộng sự viên của các sứ thần ấy!”
Tránh lối sống sa hoa
ĐTC cũng phê bình những sứ thần Toà Thánh sống xa hoa, phản chứng tá, giữa dân nghèo. Ngài nói: “Vinh dự lớn nhất đối với một người của Giáo Hội là trở thành ‘tôi tớ của mọi người.”
Liên tục canh tân
ĐTC cũng khẳng định: “Trong tư cách là đại diện ĐGH, sứ thần phải liên tục canh tân và học hỏi, làm sao để biết rõ tư tưởng và các huấn thị của vị mà mình đại diện. Sứ thần có nhiệm vụ cập nhật và thông tin liên tục cho ĐGH về những tình trạng khác nhau và về những biến chuyển Giáo Hội và xã hội chính trị tại quốc gia mình được gửi tới. Thật là một điều không thể dung hợp với sứ mạng của sứ thần khi Đại diện Toà Thánh phê bình sau lưng ĐGH, có những nhật ký trên mạng hoặc tệ hơn nữa là liên kết với những nhóm thù nghịch với ĐGH, với Giáo triều và Giáo phận Roma.”
Phát huy khả năng
Cũng trong bài huấn dụ, ĐTC nói: Sứ thần Toà Thánh cần có và phát huy khả năng, sự mau lẹ trong việc thăng tiến hoặc chấp nhận lối cư xử thích hợp với những nhu cầu của thời đại, không bao giờ rơi vào tình trạng cứng nhắc về tinh thần, về đàng thiêng liêng hoặc về mặt nhân bản, sứ thần cũng không được có thái độ uyển chuyển giả hình, và đổi mầu ‘như con tắc kè’…
Đề cao nhân đức tuân phục
ĐTC đặc biệt đề cao nhân đức vâng phục mà vị sứ thần phải có. Ngài nói: “Một sứ thần không sống nhân đức vâng phục – cả khi khó khăn và trái ngược với quan điểm riêng của mình – thì cũng giống như người du hành mà không có địa bàn, có nguy cơ sai trệch mục tiêu… thật là điều phản chứng khi kêu gọi những người khác vâng phục mà mình lại bất tuân phục.”
Đời sống cầu nguyện
Về đời sống cầu nguyện, ĐTC nói: “Sứ thần Toà Thánh – và tất cả chúng ta – nếu không có đời sống cầu nguyện, thì có nguy cơ thiếu sót tất cả những đòi hỏi đã liệt kê trên đây. Không cầu nguyện, chúng ta trở thành những công chức luôn bất mãn và không hài lòng. Đời sống cầu nguyện là ánh sáng soi chiếu toàn thể hoạt động và sứ mạng của vị sứ thần.”
93 vị sứ thần và khâm sứ, cùng với 5 vị quan sát viên thường trực của Toà Thánh tại các tổ chức quốc tế, đã về Roma tham dự cuộc gặp gỡ lần thứ 3 do ĐTC triệu tập từ ngày 12 đến 15-6-2019 này. Vào ngày chót sẽ có sự tham dự của 46 TGM cựu sứ thần Toà Thánh.
Nhắn nhủ các vị TGM
Trong bài huấn dụ trao tay, ĐTC lần lượt nhắc nhở: Sứ thần Toà Thánh là người của Thiên Chúa, người của Giáo Hội, là người có lòng nhiệt thành tông đồ, là người hoà giải, sứ thần Toà Thánh là người của ĐGH, là người có sáng kiến, là người vâng phục, người cầu nguyện, người hoạt động bác ái, và sau cùng là người khiêm tốn.
Đừng ngược đãi cộng tác viên
ĐTC cảnh giác chống những vị sứ thần ngược đãi các cộng sự viên, như một chủ nhân xấu chứ không phải như người cha và mục tử. Ngài nói: “Thật là buồn khi thấy vài Sứ thần tạo ra cho các cộng sự viên của mình những đau buồn mà chính họ đã phải chịu do các Sứ thần khác trong thời họ còn là cộng sự viên của các sứ thần ấy!”
Tránh lối sống sa hoa
ĐTC cũng phê bình những sứ thần Toà Thánh sống xa hoa, phản chứng tá, giữa dân nghèo. Ngài nói: “Vinh dự lớn nhất đối với một người của Giáo Hội là trở thành ‘tôi tớ của mọi người.”
Liên tục canh tân
ĐTC cũng khẳng định: “Trong tư cách là đại diện ĐGH, sứ thần phải liên tục canh tân và học hỏi, làm sao để biết rõ tư tưởng và các huấn thị của vị mà mình đại diện. Sứ thần có nhiệm vụ cập nhật và thông tin liên tục cho ĐGH về những tình trạng khác nhau và về những biến chuyển Giáo Hội và xã hội chính trị tại quốc gia mình được gửi tới. Thật là một điều không thể dung hợp với sứ mạng của sứ thần khi Đại diện Toà Thánh phê bình sau lưng ĐGH, có những nhật ký trên mạng hoặc tệ hơn nữa là liên kết với những nhóm thù nghịch với ĐGH, với Giáo triều và Giáo phận Roma.”
Phát huy khả năng
Cũng trong bài huấn dụ, ĐTC nói: Sứ thần Toà Thánh cần có và phát huy khả năng, sự mau lẹ trong việc thăng tiến hoặc chấp nhận lối cư xử thích hợp với những nhu cầu của thời đại, không bao giờ rơi vào tình trạng cứng nhắc về tinh thần, về đàng thiêng liêng hoặc về mặt nhân bản, sứ thần cũng không được có thái độ uyển chuyển giả hình, và đổi mầu ‘như con tắc kè’…
Đề cao nhân đức tuân phục
ĐTC đặc biệt đề cao nhân đức vâng phục mà vị sứ thần phải có. Ngài nói: “Một sứ thần không sống nhân đức vâng phục – cả khi khó khăn và trái ngược với quan điểm riêng của mình – thì cũng giống như người du hành mà không có địa bàn, có nguy cơ sai trệch mục tiêu… thật là điều phản chứng khi kêu gọi những người khác vâng phục mà mình lại bất tuân phục.”
Đời sống cầu nguyện
Về đời sống cầu nguyện, ĐTC nói: “Sứ thần Toà Thánh – và tất cả chúng ta – nếu không có đời sống cầu nguyện, thì có nguy cơ thiếu sót tất cả những đòi hỏi đã liệt kê trên đây. Không cầu nguyện, chúng ta trở thành những công chức luôn bất mãn và không hài lòng. Đời sống cầu nguyện là ánh sáng soi chiếu toàn thể hoạt động và sứ mạng của vị sứ thần.”
G. Trần Đức Anh OP