ĐTC gặp gỡ chính quyền, đại diện xã hội Rumani và ngoại giao đoàn
ĐTC Phanxicô mời gọi các lực lượng chính trị vượt thắng những khác biệt, cộng tác với nhau để phát triển đất nước. Đồng thời kiến tạo một xã hội bao gồm trong đó những người nghèo không bị gạt bỏ. Hàng trăm người, gồm các giới chức chính quyền, ngoại giao đoàn cạnh Chính phủ Rumani và đông đảo đai diện các thành phần xã hội, đứng đầu là Đức Thượng phụ Daniel, Giáo chủ Chính thống Rumani.
ĐTC gặp gỡ chính quyền, đại diện xã hội Rumani và ngoại giao đoàn
ĐTC Phanxicô mời gọi các lực lượng chính trị vượt thắng những khác biệt, cộng tác với nhau để phát triển đất nước. Đồng thời kiến tạo một xã hội bao gồm trong đó những người nghèo không bị gạt bỏ.
Hàng trăm người, gồm các giới chức chính quyền, ngoại giao đoàn cạnh Chính phủ Rumani và đông đảo đai diện các thành phần xã hội, đứng đầu là Đức Thượng phụ Daniel, Giáo chủ Chính thống Rumani.
Diễn văn của ĐTC
Lên tiếng sau lời chào mừng của Tổng thống Iohannis mời gọi mọi người nhìn lại 30 trôi qua và nhận thực hiện trạng ngày nay, để tiến đến một tương lai tươi sáng hơn. ĐTC nói:
“Đây là lúc thuận tiện để cùng nhau nhìn lại 30 năm đã trải qua từ khi Rumani được giải thoát khỏi một chế độ chèn ép tự do dân sự và tôn giáo, cô lập đất nước đối với các nước Âu châu khác, và ngoài ra chế độ ấy đã đưa tới tình trạng trì trệ kinh tế và làm tiêu hao những sức mạnh sáng tạo của mình.”
Trong thời gian qua, Rumani đã dấn thân trong việc xây dựng một dự phóng dân chủ qua các lực lượng chính trị và xã hội khác nhau, đối thoại với nhau, để tiến tới sự nhìn nhận nền tảng đối với tự do tôn giáo và hoàn toàn hội nhập đất nước vào mội bối cảnh quốc tế rộng lớn hơn.
ĐTC nhìn nhận rất nhiều cố gắng và năng lực đã được sử dụng để cải tiến đất nước Rumani và đã mang lại một đà tiến mới cho nhiều sáng kiến được đề ra, để đưa đất nước vào thế kỷ 21.
Hàng trăm người, gồm các giới chức chính quyền, ngoại giao đoàn cạnh Chính phủ Rumani và đông đảo đai diện các thành phần xã hội, đứng đầu là Đức Thượng phụ Daniel, Giáo chủ Chính thống Rumani.
Diễn văn của ĐTC
Lên tiếng sau lời chào mừng của Tổng thống Iohannis mời gọi mọi người nhìn lại 30 trôi qua và nhận thực hiện trạng ngày nay, để tiến đến một tương lai tươi sáng hơn. ĐTC nói:
“Đây là lúc thuận tiện để cùng nhau nhìn lại 30 năm đã trải qua từ khi Rumani được giải thoát khỏi một chế độ chèn ép tự do dân sự và tôn giáo, cô lập đất nước đối với các nước Âu châu khác, và ngoài ra chế độ ấy đã đưa tới tình trạng trì trệ kinh tế và làm tiêu hao những sức mạnh sáng tạo của mình.”
Trong thời gian qua, Rumani đã dấn thân trong việc xây dựng một dự phóng dân chủ qua các lực lượng chính trị và xã hội khác nhau, đối thoại với nhau, để tiến tới sự nhìn nhận nền tảng đối với tự do tôn giáo và hoàn toàn hội nhập đất nước vào mội bối cảnh quốc tế rộng lớn hơn.
ĐTC nhìn nhận rất nhiều cố gắng và năng lực đã được sử dụng để cải tiến đất nước Rumani và đã mang lại một đà tiến mới cho nhiều sáng kiến được đề ra, để đưa đất nước vào thế kỷ 21.
Kêu gọi tiếp tục nỗ lực phát triển đất nước
ĐTC nói:
“Tôi khuyến khích quí vị tiếp tục làm việc để củng cố các cơ cấu và những định chế cần thiết, không những để mang lại câu trả lời cho những khát vọng chính đáng của người dân, nhưng còn để kích thích và giúp nhân dân của quí vị có thể triển khai tất cả tiềm năng và tài khéo mà chúng ta biết là họ có.”
Vượt thắng các chướng ngại
Tuy nhiên, ĐTC cũng nhắc đến những chướng ngại cần vượt qua nhà những hậu quả không luôn luôn dễ dàng trong việc xử lý chúng để có sự ổn định xã hội và quản lý lãnh thổ. Trước tiên là hiện tượng di dân, nhiều triệu người dân Rumani đã di cư ra nước ngoài, rời bỏ quê hương để tìm kiếm những cơ hội mới về công ăn việc làm và đời sống xứng đáng. Tiếp đến có tình trạng rất nhiều làng quê không còn dân cư, tạo nên những hậu quả cho phẩm chất cuộc sống ở các vùng ấy và làm suy yếu những căn cội phong phú về văn hóa và tinh thần vốn nâng đỡ nhân dân Rumani trong những nghịch cảnh.
ĐTC nói:
“Tôi khuyến khích quí vị tiếp tục làm việc để củng cố các cơ cấu và những định chế cần thiết, không những để mang lại câu trả lời cho những khát vọng chính đáng của người dân, nhưng còn để kích thích và giúp nhân dân của quí vị có thể triển khai tất cả tiềm năng và tài khéo mà chúng ta biết là họ có.”
Vượt thắng các chướng ngại
Tuy nhiên, ĐTC cũng nhắc đến những chướng ngại cần vượt qua nhà những hậu quả không luôn luôn dễ dàng trong việc xử lý chúng để có sự ổn định xã hội và quản lý lãnh thổ. Trước tiên là hiện tượng di dân, nhiều triệu người dân Rumani đã di cư ra nước ngoài, rời bỏ quê hương để tìm kiếm những cơ hội mới về công ăn việc làm và đời sống xứng đáng. Tiếp đến có tình trạng rất nhiều làng quê không còn dân cư, tạo nên những hậu quả cho phẩm chất cuộc sống ở các vùng ấy và làm suy yếu những căn cội phong phú về văn hóa và tinh thần vốn nâng đỡ nhân dân Rumani trong những nghịch cảnh.
Đồng hành giữa các lực lượng xã hội
ĐTC nói: “Để đương đầu với những vấn đề trong giai đoạn mới hiện nay của lịch sử, để tìm ra những giải pháp hữu hiệu và tìm được sức mạnh can đảm để áp dụng chúng, cần phải tăng cường sự cộng tác tích cực giữa các lực lượng chính trị, kinh tế, xã hội và tinh thần; cần đồng hành với nhau và đề nghị tất cả mọi người hết sức xác tín đừng từ bỏ ơn gọi cao quý nhất mà quốc gia phải khao khát, đó là đảm nhận công ích của dân tộc. Đồng hành, như một phương thức để kiến tạo lịch sử, đòi phải cao thượng từ bỏ một cái gì đó trong quan niệm riêng của mình hoặc lợi ích riêng để hỗ trợ một dự phóng rộng lớn hơn, để có thể kiến tạo sự hoà hợp, giúp tiến bước chắc chắn về những mục tiêu chung.
Kiến tạo xã hội bao gồm
ĐTC cũng cổ vũ chính quyền và nhân dân Rumani kiến tạo một xã hội bao gồm, trong đó mỗi người đóng góp tài năng của mình, trở thành người người giữ vai chính đối với công ích, một xã hội trong đó những người yếu thế, những người nghèo hơn và những người rốt cùng không bị coi như “những đồ bỏ”, những chướng ngại cản trở guồng máy tiến bước, nhưng như những công dân và anh chị em phải được hội nhập với trọn danh nghĩa vào đời sống dân sự…
Chống áp đặt từ các tổ chức tài chính quốc tế
ĐTC nhận xét rằng tất cả những điều trên đây cần có một tâm hồn, một con tim và một hướng đi rõ ràng, không bị áp đặt vì những nhận xét từ bên ngoài hoặc từ quyền lực của các trung tâm tài chính quốc tế, nhưng từ ý thức về vị trí trung tâm của con người và các quyền bất khả nhượng của họ.
Các Giáo hội Kitô cộng tác
Sau cùng, ĐTC xác quyết các Giáo hội Kitô có thể giúp tìm lại và nuôi dưỡng tâm hồn từ đó nảy sinh những hoạt động chính trị và xã hội đi từ phẩm giá con người và dấn đến sự chân thành và quảng đại dấn thân cho công ích của cộng đoàn. Trong công trình này, Giáo hội Công giáo sẵn sàng đóng góp phần của mình để xây dựng xã hội và muốn trở thành dấu chỉ sự hoà hợp, hy vọng hiệp nhất và phục vụ phẩm giá con người và ích chung.
Sau cuộc gặp gỡ Chính quyền Rumani, ĐTC đã về Toà Sứ thần Toà Thánh cách đó 3 cây số để dùng bữa trưa và nghỉ ngơi.
ĐTC nói: “Để đương đầu với những vấn đề trong giai đoạn mới hiện nay của lịch sử, để tìm ra những giải pháp hữu hiệu và tìm được sức mạnh can đảm để áp dụng chúng, cần phải tăng cường sự cộng tác tích cực giữa các lực lượng chính trị, kinh tế, xã hội và tinh thần; cần đồng hành với nhau và đề nghị tất cả mọi người hết sức xác tín đừng từ bỏ ơn gọi cao quý nhất mà quốc gia phải khao khát, đó là đảm nhận công ích của dân tộc. Đồng hành, như một phương thức để kiến tạo lịch sử, đòi phải cao thượng từ bỏ một cái gì đó trong quan niệm riêng của mình hoặc lợi ích riêng để hỗ trợ một dự phóng rộng lớn hơn, để có thể kiến tạo sự hoà hợp, giúp tiến bước chắc chắn về những mục tiêu chung.
Kiến tạo xã hội bao gồm
ĐTC cũng cổ vũ chính quyền và nhân dân Rumani kiến tạo một xã hội bao gồm, trong đó mỗi người đóng góp tài năng của mình, trở thành người người giữ vai chính đối với công ích, một xã hội trong đó những người yếu thế, những người nghèo hơn và những người rốt cùng không bị coi như “những đồ bỏ”, những chướng ngại cản trở guồng máy tiến bước, nhưng như những công dân và anh chị em phải được hội nhập với trọn danh nghĩa vào đời sống dân sự…
Chống áp đặt từ các tổ chức tài chính quốc tế
ĐTC nhận xét rằng tất cả những điều trên đây cần có một tâm hồn, một con tim và một hướng đi rõ ràng, không bị áp đặt vì những nhận xét từ bên ngoài hoặc từ quyền lực của các trung tâm tài chính quốc tế, nhưng từ ý thức về vị trí trung tâm của con người và các quyền bất khả nhượng của họ.
Các Giáo hội Kitô cộng tác
Sau cùng, ĐTC xác quyết các Giáo hội Kitô có thể giúp tìm lại và nuôi dưỡng tâm hồn từ đó nảy sinh những hoạt động chính trị và xã hội đi từ phẩm giá con người và dấn đến sự chân thành và quảng đại dấn thân cho công ích của cộng đoàn. Trong công trình này, Giáo hội Công giáo sẵn sàng đóng góp phần của mình để xây dựng xã hội và muốn trở thành dấu chỉ sự hoà hợp, hy vọng hiệp nhất và phục vụ phẩm giá con người và ích chung.
Sau cuộc gặp gỡ Chính quyền Rumani, ĐTC đã về Toà Sứ thần Toà Thánh cách đó 3 cây số để dùng bữa trưa và nghỉ ngơi.
G. Trần Đức Anh OP