27/11/2024

ĐTC tiếp các các vị lãnh đạo và nhân viên Cô nhi viện Firenze

Sáng thứ sáu 24/5 ĐTC tiếp các các vị lãnh đạo và nhân viên Cô nhi viện Firenze. Trong nội dung của bài huấn dụ ĐTC nhắc lại lịch sử của Cô nhi viện; lòng quảng đại của Ông Francesco Datini, một chủ ngân hàng giàu có; trách nhiệm xã hội đối với các trẻ em bị bỏ rơi; cần sống một nền văn hoá biết nhận ra giá trị sự sống, một nền văn hoá mà chính Chúa đã nói: “Ai đón tiếp một trẻ nhỏ vì danh Thầy, là đón tiếp Thầy.” (Mt 18,5).

 ĐTC tiếp các các vị lãnh đạo và nhân viên Cô nhi viện Firenze

 

 

 

Sáng thứ sáu 24/5 ĐTC tiếp các các vị lãnh đạo và nhân viên Cô nhi viện Firenze. Trong nội dung của bài huấn dụ ĐTC nhắc lại lịch sử của Cô nhi viện; lòng quảng đại của Ông Francesco Datini, một chủ ngân hàng giàu có; trách nhiệm xã hội đối với các trẻ em bị bỏ rơi; cần sống một nền văn hoá biết nhận ra giá trị sự sống, một nền văn hoá mà chính Chúa đã nói: “Ai đón tiếp một trẻ nhỏ vì danh Thầy, là đón tiếp Thầy.” (Mt 18,5).

Một lịch sử hướng tới tương lai

Phần mở đầu bài huấn dụ của ĐTC: Cô nhi viện Firenze là một cơ sở được hình thành cách đây 6 thế kỷ, một lịch sử chưa kết thúc nhưng hướng đến tương lai, bởi vì từ nơi đây người ta chứng kiến công việc đón tiếp trẻ thơ vô tội, để chúng không còn bị gọi là “bị bỏ rơi”. Tại đây các em được đón tiếp, được cộng đoàn chăm sóc với tình yêu. Câu chuyện của các em luôn là những bài học dành cho chúng ta.

Một nền văn hoá biết nhận ra giá trị sự sống

Tiếp đến, Đức Thánh Cha nhắc lại lòng quảng đại của Ông Francesco Datini, một chủ ngân hàng giàu có, đã quyên góp tiền đế thiết lập công trình này. Từ mẫu gương của Ông Francesco ĐTC nói đến vai trò của xã hội: “Ngày nay trách nhiệm xã hội và đạo đức của thế giới tài chính là một giá trị cần thiết để xây dựng một xã hội công bằng và liên đới hơn. Trong 6 thế kỷ, cơ sở đã chăm sóc các trẻ em, giúp các em được lớn lên đúng nhân phẩm. Đây là một sự thật mà ngày nay chúng ta phải lên tiếng mạnh mẽ: đối với người nghèo, thụ tạo yếu đuối chúng ta phải trao tặng cho họ những gì tốt nhất có thể. Và trong số những người yếu đuối hơn cả có rất nhiều các trẻ em bị từ chối, tuổi thơ và tương lại bị đánh cắp; các trẻ vị thành niên phải đối mặt với những hành trình tuyệt vọng để thoát khỏi nghèo đói và chiến tranh. Những trẻ em không được nhìn thấy ánh sáng mặt trời vì điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá của các bà mẹ khiến họ phải từ bỏ món quà tuyệt vời đó là sự ra đời của một đứa trẻ. Chúng ta cần biết bao một nền văn hoá biết nhận ra giá trị sự sống, trước hết sự sống của những người yếu đuối, bị đe doạ, xúc phạm thay vì đặt họ sang một bên, loại trừ họ bằng những bức tường và cánh cửa đóng kín. Một nền văn hoá mà chính Chúa đã nói: ‘Ai đón tiếp một trẻ nhỏ vì danh Thầy, là đón tiếp Thầy.’” (Mt 18,5).

Đảm bảo không một trẻ thơ nào bị tách rời khỏi cha mẹ

Ngày nay, chúng ta phải đặt ra mục tiêu: ở những cấp độ khác nhau của trách nhiệm, không một bà mẹ nào phải bỏ rơi con mình. Khi đối diện với những hoàn cảnh đau thương chúng ta cũng phải đảm bảo không một trẻ thơ nào bị tách rời khỏi cha mẹ chúng, cần phải có những cơ cấu và các phương thế đón tiếp trẻ thơ vô tội để chúng luôn được bảo vệ và chăm sóc một cách xứng đáng. Hãy nhớ lại Lời Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy trở nên giống như trẻ thơ để được vào Nước Trời. Đây là những gì mà Cô nhi viện dạy chúng ta với lịch sử hàng thế kỷ, với hàng ngàn câu chuyện đón tiếp, và hôm nay các con, những trẻ em kể lại với nụ cười và niềm vui.
 
 
 

Ngọc Yến