ĐHY Filoni, Bộ trưởng Bộ Truyền giáo, tại Thái Lan
ĐHY Filoni đề nghị phản tỉnh về những vấn đề liên quan đến sứ mạng giám mục của các Giám mục Thái Lan. Trước tiên, ngài đề cập đến “sự hiệp nhất của Hội đồng Giám mục giúp cho Giáo hội phát triển tại Thái Lan. Sự hiệp thông huynh đệ giữa các giám mục cần trở nên sự gợi hứng cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân trong Giáo hội”.
ĐHY Filoni, Bộ trưởng Bộ Truyền giáo, tại Thái Lan
Nhân dịp kỷ niệm 350 thiết lập Địa phận Đại diện Tông toà Xiêm La, đánh dấu sự khởi đầu của Giáo hội phẩm trật tại Thái Lan, ĐHY Fernando Filoni, Bộ trưởng Bộ truyền giáo đã thực hiện chuyến viếng thăm 5 ngày tại nước này.
ĐHY Filoni gặp các Giám mục Thái Lan
Trước tiên, ĐHY Filoni gặp các Giám mục Thái Lan. Trong bài phát biểu ĐHY nói: “Dịp kỷ niệm lịch sử 350 năm thành lập phẩm trật Giáo hội này thúc đẩy chúng ta chú ý đến nhu cầu một động lực truyền giáo mới. Những nỗ lực khai phá của các nhà truyền giáo mang Tin Mừng Cứu Độ đến người dân Thái cần được tiếp tục. Việc đào tạo truyền giáo hiện nay là nhiệm vụ của Giáo hội địa phương. Công việc này phải được xem là trọng tâm của Giáo hội tại Thái Lan. Do đó, mỗi nỗ lực loan báo Tin Mừng là một yếu tố quan trọng trong hoạt động mục vụ của các dòng tu, giáo xứ, trường học, phong trào giáo dân, và đặc biệt là các nhóm giới trẻ trong những giáo hội cụ thể.”
Đức Hồng y cũng đề nghị phản tỉnh về những vấn đề liên quan đến sứ mạng giám mục của các Giám mục Thái Lan. Trước tiên, ngài đề cập đến “sự hiệp nhất của Hội đồng Giám mục giúp cho Giáo hội phát triển tại Thái Lan. Sự hiệp thông huynh đệ giữa các giám mục cần trở nên sự gợi hứng cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân trong Giáo hội”.
ĐHY Filoni trích lời Đức Thánh Cha Phanxicô: “Các giám mục với tư cách là người kế vị các Tông đồ được kêu gọi để rao giảng Tin mừng.” Và ngài tiếp lời: “Đức Giáo hoàng đã yêu cầu tất cả các Giáo hội dấn thân không chút trì hoãn trong việc loan báo Tin Mừng như là công việc đầu tiên trong thời đại chúng ta; và do đó ngài đã công bố tháng Mười tới đây là Tháng Truyền giáo Ngoại thường để mọi người đã được rửa tội ý thức về trách nhiệm, hay đúng hơn là, ơn gọi chung của mình.”
Liên quan đến vấn đề này, Đức Hồng y Bộ trưởng khuyến khích các giám mục đảm bảo có chương trình “thần học truyền giáo Công giáo” trong việc huấn luyện của chủng viện và dòng tu. Ngài nói: “Vai trò của Hội Truyền giáo Giáo hoàng có thể được khuyến khích ở cấp độ giáo phận để điều phối tốt hơn và tăng cường cổ vũ những hoạt động truyền giáo ở cấp độ giáo xứ, dưới sự giám sát của giám đốc cấp giáo phận của Hội Truyền giáo Giáo hoàng.”
Một chủ đề khác được Đức Hồng y lưu tâm trong cuộc gặp với các giám mục là vấn đề ơn gọi và huấn luyện linh mục, vì sự phát triển tương lai của Giáo hội phụ thuộc vào điều này. Ngài nói: “Sứ mạng linh mục quan trọng đến nỗi nó đòi hỏi sự quan tâm liên tục, bởi vì các cộng đoàn Công giáo phải đương đầu với những thách đố trong một xã hội không ngừng thay đổi.” Gia đình công giáo cần trở nên “một nơi đặc biệt của làm chứng Tin Mừng”. Dĩ nhiên là các tín hữu phải nhận được sự huấn luyện cần thiết không chỉ liên quan đến hôn nhân và gia đình, nhưng còn về ơn gọi dâng hiến nơi các gia đình, như là một giáo hội tại gia. Vai trò của các trường Công giáo quan trọng đối với các gia đình Kitô trong xã hội ngày nay trong việc cung cấp một nền huấn luyện Kitô cho con cái của họ.
Đức Hồng y ghi nhận và cảm ơn những đóng góp của các trường Công giáo trong lĩnh vực giáo dục. Ngài nói: “Vai trò của các trường Công giáo ở Thái Lan đối với việc huấn luyện nhân bản và Kitô có ý nghĩa hết sức quan trọng và đáng tự hào […]. Các trường Công giáo còn có thể là những tác nhân truyền giáo.”
Kết thúc bài phát biểu của mình, ĐHY nói với các giám mục về một vài chủ đề thực tế liên quan đến Thái Lan và sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo hội: đó là đối thoại với thế giới Phật giáo, hiện tượng di dân đặc biệt trong bối cảnh Thái Lan; cuối cùng là bảo vệ trẻ vị thành niên trong bối cảnh nước Châu Á này.
ĐHY chủ sự Thánh lễ tại Sampran
Trong chương trình làm việc ngày thứ hai của chuyến viếng thăm, ngày 18/5, ĐHY cử hành thánh lễ trọng thể tại Sampran, với các tín hữu. Trong bài giảng, ĐHY nói: “Sự kiện này là một thời gian của ân sủng. Thánh lễ này mang lại một lời chứng tích cực của 350 năm loan báo Tin Mừng tại đất nước này. Vì vậy, buổi cử hành trọng thể và vui tươi này là một khoảnh khắc của sự dấn thân để trở thành ‘những môn đệ truyền giáo’.”
Đại diện Tông toà Xiêm La được thiết lập năm 1669, đã trải qua nhiều gia đoạn khác nhau. Ngày nay tại Thái Lan có 11 giáo phận như là dấu chỉ phát triển của Giáo hội. Đức Hồng y nói: “Chúng ta nhớ đến với lòng biết ơn công lao loan báo Tin Mừng khởi đầu bởi các thừa sai của Hội Thừa sai Paris (MEP). Theo sau đó là các nhà thừa sai và các tu sĩ nam nữ thuộc nhiều hội dòng khác nhau. Với lòng nhiệt thành tông đồ họ đã cống hiến chính mình cho công cuộc gieo trồng Giáo hội tại đất nước tuyệt vời này.”
ĐHY mời dân Chúa sống biến cố năm thánh này với lòng biết ơn Thiên Chúa và trong việc làm mới lại sự dấn thân cho tương lai: “Công cuộc loan báo Tin Mừng đã khởi sự bởi lòng nhiệt thành truyền giáo của cha ông phải được tiếp tục. Việc mang Tin Mừng và ơn cứu độ cho muôn dân tộc bắt nguồn từ Chúa Giêsu và được trao phó cho Giáo hội, vẫn còn chưa thành toàn. Một cái nhìn toàn cảnh cho thấy rằng sứ mạng này vẫn đang bắt đầu và do đó tất cả chúng ta cần dấn thân hết lòng cho sứ mang loan báo Tin Mừng.”
Chú giải bài đọc Kinh Thánh, Đức Hồng y Filoni nhấn mạnh rằng, trong bài Tin Mừng, Chúa Phục Sinh hôm nay mời gọi: “Hãy ở lại trong Thầy, để sinh nhiều hoa trái.” “Ở lại trong Thầy nghĩa được liên kết với Chúa Giêsu. Nghĩa là một tình bạn thân thiết với Chúa Kitô. Chúng ta được mời gọi làm bạn của Chúa Giêsu. Nó cũng có nghĩa là ‘thuộc về’. Là Kitô hữu được rửa tội, chúng ta thuộc về Chúa Giêsu. Vì thế có thể nói, ‘sự thuộc về’ như vậy nghĩa là chia sẻ hoặc tham dự vào sứ mạng của Chúa Giêsu. Chúng ta được mời gọi loan báo Tin Mừng và làm chứng về Tin Mừng đó.”
Đức Hồng Y nói tiếp: “Vì thế, lễ mừng hôm nay là lời mời gọi tất cả chúng ta ở lại với Chúa Giêsu giống như các Tông đồ. Để thực hiện nhiệm vụ loan báo Tin Mừng, người đó phải gần gũi với Chúa Giêsu, phải quen thuộc với Chúa Giêsu. Người ấy phải trở thành bạn của Chúa Giêsu. Và cuối cùng, phải trở thành môn đệ của Chúa Kitô. Có một nhu cầu rất lớn về truyền giáo tại Quốc gia này. Giữa các tôn giáo và truyền thống tinh thần vĩ đại, chứng tá Kitô hữu của anh chị em sẽ đóng góp to lớn cho việc hiểu biết về đức tin Kitô giáo. Mỗi người được rửa tội đều có trách nhiệm trong việc này, giống như cha Nicholas Bunkerd Nitbamrung, được phong chân phước vào năm 2000.” Cha Nicolas (1895-1944), một linh mục người Thái Lan, đã chết trong tù vì bị buộc tội gián điệp, vào cuối đời ngài đã hiến trọn vẹn cho Chúa Kitô và cho việc loan báo Tin Mừng.
Cuối cùng, Đức Hồng y Filoni khuyến khích mọi người trở thành “môn đệ truyền giáo”: “Bối cảnh mục vụ của Thái Lan đòi hỏi sự dấn thân của mỗi cá nhân anh chị em. Vẫn còn đó cánh đồng truyền giáo trong đất nước yêu dấu của anh chị em.” (Fenzia Fides, 20/5/2019)
ĐHY Filoni tại Chiang Mai
Sự kiện quan trọng của chuyến viếng thăm mục vụ trong ngày 19/5 của ĐHY Filoni là tại Chiang Mai, miền bắc Thái Lan, nơi có nhiều dân tộc khác nhau. Tại đây, ngài đã gặp các linh mục, tu sĩ, giáo lý viên và các lãnh đạo của làng, sau đó cử hành thánh lễ tại Nhà thờ Chính toà.
Giáo phận Chiang Mai hiện là Giáo phận mẹ vì từ đó sinh ra một Giáo phận mới – Giáo phận Chiang Rai vào năm ngoái. Điều này chứng tỏ sự phát triển của Giáo hội tại khu vực này. Nhân cơ hội này, Đức Hồng y bày tỏ sự cảm kích của Bộ Truyền giáo đối với những vị chăm sóc mục vụ về sự đóng góp quảng đại cho công cuộc truyền giáo dưới sự hướng dẫn của các Giám mục. Ngài cũng khuyến khích họ tiếp tục dấn thân hơn nữa trong hoạt động tông đồ quý giá này.
ĐHY phát biểu: “Công việc truyền giáo là một thực tế đơn giản nhưng cũng phức tạp. Chiều kích mục vụ của vùng này bao gồm, trước hết là sự hiện diện của các nhóm sắc tộc khác nhau, hoặc các bộ lạc hoặc người bản địa có bản sắc riêng. Chương trình của việc truyền giáo liên quan đến việc nghiên cứu cẩn thận và tôn trọng tín ngưỡng, phong tục, giá trị văn hoá và truyền thống của người dân trong khu vực, dưới ánh sáng giáo huấn Kitô giáo. Đặc biệt, phải lưu tâm đến môi trường đa số Phật giáo của Đất nước.” Lĩnh vực truyền giáo cũng bao gồm những thay đổi trong xã hội, các xu hướng khác nhau, những thách thức xã hội, lối nghĩ, lối tiếp cận tương đối, thay đổi hệ thống giá trị hiện có của xã hội, sự hiểu biết về hôn nhân và gia đình, mặt tối của mạng truyền thông xã hội…
ĐHY nhắc lại: “Hình thức truyền giáo đầu tiên là làm chứng. Làm chứng về một đời sống Kitô hữu là điều không thể thay thế của việc truyền giáo.” Ngay cả “đối thoại liên tôn cũng là một phần trong sứ mạng truyền giáo của Giáo hội”, ngài nói rằng “đối thoại không đi ngược với sứ mạng truyền giáo cho muôn dân”. Giáo hội không thấy mâu thuẫn giữa việc loan báo Chúa Kitô và dấn thân đối thoại liên tôn. Đối thoại trở một con đường của truyền giáo. Cách đặc biệt, ĐHY nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đối thoại với các Phật tử và với những người theo các tôn giáo khác trong Khu vực. “Hơn nữa, đối thoại là điều kiện cần thiết cho hoà bình và hoà hợp trong xã hội; và góp phần diễn giải chiều kích xã hội của sứ điệp Tin Mừng cho những người không biết Chúa Kitô và lời dạy của Ngài.”
Do đó, ĐHY Bộ trưởng Bộ Truyền giáo đã nói với các nhóm mục vụ khác nhau. Với các linh mục, ngài đề nghị họ điều phối việc truyền giáo trong các giáo xứ, làm cho hoạt động truyền giáo của Giáo hội thể hiện một cách cụ thể. Sau đó, với lòng cảm kích ĐHY đã khuyến khích các dòng tu đang dấn thân trong nhiều loại hoạt động tông đồ khác nhau. Ngài nói rằng “sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo hội cho muôn dân cũng là những cơ hội dấn thân tông đồ của các nữ tận hiến, các tu huynh và thành viên các tu hội tại thế”.
ĐHY đặc biệt ghi nhận sự dấn thân của vô số các giáo lý viên trong việc loan báo Tin Mừng. Cuối cùng, ĐHY cảm ơn các già làng, vì sự hiện diện của họ “là một chứng tá về vai trò của giáo dân trong hoạt động truyền giáo của Giáo hội”, vì sự cộng hợp của họ trong việc trình bày Chúa Kitô, và xây dựng hòa bình và hòa hợp giữa mọi người.
Sau đó, Đức Hồng y Filoni đã chủ sự Thánh lễ tại Nhà thờ Chính toà Chiang Mai. Trong bài giảng, ngài chú giải về các bài đọc của ngày, đặc biệt tập trung vào điều răn yêu thương. Ngài lưu tâm các gia đình vì “Bí tích Hôn Phối là món quà của Thiên Chúa cho nhân loại để làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa”. Với tư cách là vợ là chồng, các đôi vợ chồng sống giới răn yêu thương này trong bối cảnh của gia đình. Và cha mẹ làm chứng cho tình yêu của Chúa Kitô bằng lối sống mẫu mực về đức tin và trách nhiệm của mình đối với con cái. (Agenza Fides, 17-20/5/2019)
ĐHY Filoni gặp các Giám mục Thái Lan
Trước tiên, ĐHY Filoni gặp các Giám mục Thái Lan. Trong bài phát biểu ĐHY nói: “Dịp kỷ niệm lịch sử 350 năm thành lập phẩm trật Giáo hội này thúc đẩy chúng ta chú ý đến nhu cầu một động lực truyền giáo mới. Những nỗ lực khai phá của các nhà truyền giáo mang Tin Mừng Cứu Độ đến người dân Thái cần được tiếp tục. Việc đào tạo truyền giáo hiện nay là nhiệm vụ của Giáo hội địa phương. Công việc này phải được xem là trọng tâm của Giáo hội tại Thái Lan. Do đó, mỗi nỗ lực loan báo Tin Mừng là một yếu tố quan trọng trong hoạt động mục vụ của các dòng tu, giáo xứ, trường học, phong trào giáo dân, và đặc biệt là các nhóm giới trẻ trong những giáo hội cụ thể.”
Đức Hồng y cũng đề nghị phản tỉnh về những vấn đề liên quan đến sứ mạng giám mục của các Giám mục Thái Lan. Trước tiên, ngài đề cập đến “sự hiệp nhất của Hội đồng Giám mục giúp cho Giáo hội phát triển tại Thái Lan. Sự hiệp thông huynh đệ giữa các giám mục cần trở nên sự gợi hứng cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân trong Giáo hội”.
ĐHY Filoni trích lời Đức Thánh Cha Phanxicô: “Các giám mục với tư cách là người kế vị các Tông đồ được kêu gọi để rao giảng Tin mừng.” Và ngài tiếp lời: “Đức Giáo hoàng đã yêu cầu tất cả các Giáo hội dấn thân không chút trì hoãn trong việc loan báo Tin Mừng như là công việc đầu tiên trong thời đại chúng ta; và do đó ngài đã công bố tháng Mười tới đây là Tháng Truyền giáo Ngoại thường để mọi người đã được rửa tội ý thức về trách nhiệm, hay đúng hơn là, ơn gọi chung của mình.”
Liên quan đến vấn đề này, Đức Hồng y Bộ trưởng khuyến khích các giám mục đảm bảo có chương trình “thần học truyền giáo Công giáo” trong việc huấn luyện của chủng viện và dòng tu. Ngài nói: “Vai trò của Hội Truyền giáo Giáo hoàng có thể được khuyến khích ở cấp độ giáo phận để điều phối tốt hơn và tăng cường cổ vũ những hoạt động truyền giáo ở cấp độ giáo xứ, dưới sự giám sát của giám đốc cấp giáo phận của Hội Truyền giáo Giáo hoàng.”
Một chủ đề khác được Đức Hồng y lưu tâm trong cuộc gặp với các giám mục là vấn đề ơn gọi và huấn luyện linh mục, vì sự phát triển tương lai của Giáo hội phụ thuộc vào điều này. Ngài nói: “Sứ mạng linh mục quan trọng đến nỗi nó đòi hỏi sự quan tâm liên tục, bởi vì các cộng đoàn Công giáo phải đương đầu với những thách đố trong một xã hội không ngừng thay đổi.” Gia đình công giáo cần trở nên “một nơi đặc biệt của làm chứng Tin Mừng”. Dĩ nhiên là các tín hữu phải nhận được sự huấn luyện cần thiết không chỉ liên quan đến hôn nhân và gia đình, nhưng còn về ơn gọi dâng hiến nơi các gia đình, như là một giáo hội tại gia. Vai trò của các trường Công giáo quan trọng đối với các gia đình Kitô trong xã hội ngày nay trong việc cung cấp một nền huấn luyện Kitô cho con cái của họ.
Đức Hồng y ghi nhận và cảm ơn những đóng góp của các trường Công giáo trong lĩnh vực giáo dục. Ngài nói: “Vai trò của các trường Công giáo ở Thái Lan đối với việc huấn luyện nhân bản và Kitô có ý nghĩa hết sức quan trọng và đáng tự hào […]. Các trường Công giáo còn có thể là những tác nhân truyền giáo.”
Kết thúc bài phát biểu của mình, ĐHY nói với các giám mục về một vài chủ đề thực tế liên quan đến Thái Lan và sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo hội: đó là đối thoại với thế giới Phật giáo, hiện tượng di dân đặc biệt trong bối cảnh Thái Lan; cuối cùng là bảo vệ trẻ vị thành niên trong bối cảnh nước Châu Á này.
ĐHY chủ sự Thánh lễ tại Sampran
Trong chương trình làm việc ngày thứ hai của chuyến viếng thăm, ngày 18/5, ĐHY cử hành thánh lễ trọng thể tại Sampran, với các tín hữu. Trong bài giảng, ĐHY nói: “Sự kiện này là một thời gian của ân sủng. Thánh lễ này mang lại một lời chứng tích cực của 350 năm loan báo Tin Mừng tại đất nước này. Vì vậy, buổi cử hành trọng thể và vui tươi này là một khoảnh khắc của sự dấn thân để trở thành ‘những môn đệ truyền giáo’.”
Đại diện Tông toà Xiêm La được thiết lập năm 1669, đã trải qua nhiều gia đoạn khác nhau. Ngày nay tại Thái Lan có 11 giáo phận như là dấu chỉ phát triển của Giáo hội. Đức Hồng y nói: “Chúng ta nhớ đến với lòng biết ơn công lao loan báo Tin Mừng khởi đầu bởi các thừa sai của Hội Thừa sai Paris (MEP). Theo sau đó là các nhà thừa sai và các tu sĩ nam nữ thuộc nhiều hội dòng khác nhau. Với lòng nhiệt thành tông đồ họ đã cống hiến chính mình cho công cuộc gieo trồng Giáo hội tại đất nước tuyệt vời này.”
ĐHY mời dân Chúa sống biến cố năm thánh này với lòng biết ơn Thiên Chúa và trong việc làm mới lại sự dấn thân cho tương lai: “Công cuộc loan báo Tin Mừng đã khởi sự bởi lòng nhiệt thành truyền giáo của cha ông phải được tiếp tục. Việc mang Tin Mừng và ơn cứu độ cho muôn dân tộc bắt nguồn từ Chúa Giêsu và được trao phó cho Giáo hội, vẫn còn chưa thành toàn. Một cái nhìn toàn cảnh cho thấy rằng sứ mạng này vẫn đang bắt đầu và do đó tất cả chúng ta cần dấn thân hết lòng cho sứ mang loan báo Tin Mừng.”
Chú giải bài đọc Kinh Thánh, Đức Hồng y Filoni nhấn mạnh rằng, trong bài Tin Mừng, Chúa Phục Sinh hôm nay mời gọi: “Hãy ở lại trong Thầy, để sinh nhiều hoa trái.” “Ở lại trong Thầy nghĩa được liên kết với Chúa Giêsu. Nghĩa là một tình bạn thân thiết với Chúa Kitô. Chúng ta được mời gọi làm bạn của Chúa Giêsu. Nó cũng có nghĩa là ‘thuộc về’. Là Kitô hữu được rửa tội, chúng ta thuộc về Chúa Giêsu. Vì thế có thể nói, ‘sự thuộc về’ như vậy nghĩa là chia sẻ hoặc tham dự vào sứ mạng của Chúa Giêsu. Chúng ta được mời gọi loan báo Tin Mừng và làm chứng về Tin Mừng đó.”
Đức Hồng Y nói tiếp: “Vì thế, lễ mừng hôm nay là lời mời gọi tất cả chúng ta ở lại với Chúa Giêsu giống như các Tông đồ. Để thực hiện nhiệm vụ loan báo Tin Mừng, người đó phải gần gũi với Chúa Giêsu, phải quen thuộc với Chúa Giêsu. Người ấy phải trở thành bạn của Chúa Giêsu. Và cuối cùng, phải trở thành môn đệ của Chúa Kitô. Có một nhu cầu rất lớn về truyền giáo tại Quốc gia này. Giữa các tôn giáo và truyền thống tinh thần vĩ đại, chứng tá Kitô hữu của anh chị em sẽ đóng góp to lớn cho việc hiểu biết về đức tin Kitô giáo. Mỗi người được rửa tội đều có trách nhiệm trong việc này, giống như cha Nicholas Bunkerd Nitbamrung, được phong chân phước vào năm 2000.” Cha Nicolas (1895-1944), một linh mục người Thái Lan, đã chết trong tù vì bị buộc tội gián điệp, vào cuối đời ngài đã hiến trọn vẹn cho Chúa Kitô và cho việc loan báo Tin Mừng.
Cuối cùng, Đức Hồng y Filoni khuyến khích mọi người trở thành “môn đệ truyền giáo”: “Bối cảnh mục vụ của Thái Lan đòi hỏi sự dấn thân của mỗi cá nhân anh chị em. Vẫn còn đó cánh đồng truyền giáo trong đất nước yêu dấu của anh chị em.” (Fenzia Fides, 20/5/2019)
ĐHY Filoni tại Chiang Mai
Sự kiện quan trọng của chuyến viếng thăm mục vụ trong ngày 19/5 của ĐHY Filoni là tại Chiang Mai, miền bắc Thái Lan, nơi có nhiều dân tộc khác nhau. Tại đây, ngài đã gặp các linh mục, tu sĩ, giáo lý viên và các lãnh đạo của làng, sau đó cử hành thánh lễ tại Nhà thờ Chính toà.
Giáo phận Chiang Mai hiện là Giáo phận mẹ vì từ đó sinh ra một Giáo phận mới – Giáo phận Chiang Rai vào năm ngoái. Điều này chứng tỏ sự phát triển của Giáo hội tại khu vực này. Nhân cơ hội này, Đức Hồng y bày tỏ sự cảm kích của Bộ Truyền giáo đối với những vị chăm sóc mục vụ về sự đóng góp quảng đại cho công cuộc truyền giáo dưới sự hướng dẫn của các Giám mục. Ngài cũng khuyến khích họ tiếp tục dấn thân hơn nữa trong hoạt động tông đồ quý giá này.
ĐHY phát biểu: “Công việc truyền giáo là một thực tế đơn giản nhưng cũng phức tạp. Chiều kích mục vụ của vùng này bao gồm, trước hết là sự hiện diện của các nhóm sắc tộc khác nhau, hoặc các bộ lạc hoặc người bản địa có bản sắc riêng. Chương trình của việc truyền giáo liên quan đến việc nghiên cứu cẩn thận và tôn trọng tín ngưỡng, phong tục, giá trị văn hoá và truyền thống của người dân trong khu vực, dưới ánh sáng giáo huấn Kitô giáo. Đặc biệt, phải lưu tâm đến môi trường đa số Phật giáo của Đất nước.” Lĩnh vực truyền giáo cũng bao gồm những thay đổi trong xã hội, các xu hướng khác nhau, những thách thức xã hội, lối nghĩ, lối tiếp cận tương đối, thay đổi hệ thống giá trị hiện có của xã hội, sự hiểu biết về hôn nhân và gia đình, mặt tối của mạng truyền thông xã hội…
ĐHY nhắc lại: “Hình thức truyền giáo đầu tiên là làm chứng. Làm chứng về một đời sống Kitô hữu là điều không thể thay thế của việc truyền giáo.” Ngay cả “đối thoại liên tôn cũng là một phần trong sứ mạng truyền giáo của Giáo hội”, ngài nói rằng “đối thoại không đi ngược với sứ mạng truyền giáo cho muôn dân”. Giáo hội không thấy mâu thuẫn giữa việc loan báo Chúa Kitô và dấn thân đối thoại liên tôn. Đối thoại trở một con đường của truyền giáo. Cách đặc biệt, ĐHY nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đối thoại với các Phật tử và với những người theo các tôn giáo khác trong Khu vực. “Hơn nữa, đối thoại là điều kiện cần thiết cho hoà bình và hoà hợp trong xã hội; và góp phần diễn giải chiều kích xã hội của sứ điệp Tin Mừng cho những người không biết Chúa Kitô và lời dạy của Ngài.”
Do đó, ĐHY Bộ trưởng Bộ Truyền giáo đã nói với các nhóm mục vụ khác nhau. Với các linh mục, ngài đề nghị họ điều phối việc truyền giáo trong các giáo xứ, làm cho hoạt động truyền giáo của Giáo hội thể hiện một cách cụ thể. Sau đó, với lòng cảm kích ĐHY đã khuyến khích các dòng tu đang dấn thân trong nhiều loại hoạt động tông đồ khác nhau. Ngài nói rằng “sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo hội cho muôn dân cũng là những cơ hội dấn thân tông đồ của các nữ tận hiến, các tu huynh và thành viên các tu hội tại thế”.
ĐHY đặc biệt ghi nhận sự dấn thân của vô số các giáo lý viên trong việc loan báo Tin Mừng. Cuối cùng, ĐHY cảm ơn các già làng, vì sự hiện diện của họ “là một chứng tá về vai trò của giáo dân trong hoạt động truyền giáo của Giáo hội”, vì sự cộng hợp của họ trong việc trình bày Chúa Kitô, và xây dựng hòa bình và hòa hợp giữa mọi người.
Sau đó, Đức Hồng y Filoni đã chủ sự Thánh lễ tại Nhà thờ Chính toà Chiang Mai. Trong bài giảng, ngài chú giải về các bài đọc của ngày, đặc biệt tập trung vào điều răn yêu thương. Ngài lưu tâm các gia đình vì “Bí tích Hôn Phối là món quà của Thiên Chúa cho nhân loại để làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa”. Với tư cách là vợ là chồng, các đôi vợ chồng sống giới răn yêu thương này trong bối cảnh của gia đình. Và cha mẹ làm chứng cho tình yêu của Chúa Kitô bằng lối sống mẫu mực về đức tin và trách nhiệm của mình đối với con cái. (Agenza Fides, 17-20/5/2019)
Văn Yên, SJ