Diễn đàn vì Hoà bình ở Myanmar, kết quả chuyến tông du của ĐTC
Hôm 9/05/2019 tại thủ đô Myanmar diễn đàn của các tổ chức tôn giáo vì hòa bình đã kết thúc. Bà Aung San Suu Kyi, Uỷ viên Hội đồng Nhà nước, mong ước “có sự tôn trọng lẫn nhau giữa các chủng tộc và tôn giáo”.
Diễn đàn vì Hoà bình ở Myanmar, kết quả chuyến tông du của ĐTC
Hôm 9/05/2019 tại thủ đô Myanmar diễn đàn của các tổ chức tôn giáo vì hòa bình đã kết thúc. Bà Aung San Suu Kyi, Uỷ viên Hội đồng Nhà nước, mong ước “có sự tôn trọng lẫn nhau giữa các chủng tộc và tôn giáo”. Cha Maung Win: “Tôn giáo không phải là vấn đề, nhưng là giải pháp.” Sự kiện là một trong những kết quả cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Thống nhất và thấu hiểu là lời kêu gọi của Bà Aung San Suu Kyi, Uỷ viên Hội đồng Nhà nước và các vị lãnh đạo các tôn giáo ở Myanmar tại diễn đàn về hoà giải dân tộc. Sự kiện do tổ chức Các tôn giáo vì hoà bình tổ chức, diễn ra trong hai ngày 7 và 8 tháng 5. Các tham dự viên đã thảo luận 5 đề tài: giáo dục, trách nhiệm của phụ nữ và người trẻ, xây dựng sự hiệp nhất giữa các nhóm dân tộc khác nhau của đất nước, nhìn nhận tầm quan trọng các niềm tin khác nhau, các vấn đề đang diễn ra tại Rakhine.
Tại Myanmar, Phật giáo chiếm 90% dân số; có nhiều cuộc xung đột xảy ra giữa các cộng đồng tôn giáo ở Rakhine; bạo lực giữa các Phật tử và người Hồi giáo, giữa quân đội… Tất cả những điều này làm cho tình trạng của các Kitô hữu thiểu số thêm khó khăn.
Tại diễn đàn, Bà Aung San Suu Kyi, Uỷ viên Hội đồng nhà nước đã có một bài phát biểu, trong đó bà nói: “Tôi ước mong có sự tôn trọng lẫn nhau giữa các chủng tộc và các tôn giáo. Điều này sẽ giúp cải thiện hoà bình và sự ổn định, ngăn ngừa xung đột tôn giáo. Cần phải giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi sự thù hận được phục hồi. Cùng nhau tham gia và cộng tác vào việc xây dựng quốc gia.”
Ông Al Haj U Aye Lwin, người đứng đầu Trung tâm Hồi giáo Myanmar, tuyên bố: “Vào thời điểm này, khi mà sự kích động hận thù tôn giáo lan rộng, hơn bao giờ hết xã hội của chúng ta cần hoà bình. Các vị lãnh đạo tôn giáo có trách nhiệm sửa sai những ai có hành vi không đúng.”
Thống nhất và thấu hiểu là lời kêu gọi của Bà Aung San Suu Kyi, Uỷ viên Hội đồng Nhà nước và các vị lãnh đạo các tôn giáo ở Myanmar tại diễn đàn về hoà giải dân tộc. Sự kiện do tổ chức Các tôn giáo vì hoà bình tổ chức, diễn ra trong hai ngày 7 và 8 tháng 5. Các tham dự viên đã thảo luận 5 đề tài: giáo dục, trách nhiệm của phụ nữ và người trẻ, xây dựng sự hiệp nhất giữa các nhóm dân tộc khác nhau của đất nước, nhìn nhận tầm quan trọng các niềm tin khác nhau, các vấn đề đang diễn ra tại Rakhine.
Tại Myanmar, Phật giáo chiếm 90% dân số; có nhiều cuộc xung đột xảy ra giữa các cộng đồng tôn giáo ở Rakhine; bạo lực giữa các Phật tử và người Hồi giáo, giữa quân đội… Tất cả những điều này làm cho tình trạng của các Kitô hữu thiểu số thêm khó khăn.
Tại diễn đàn, Bà Aung San Suu Kyi, Uỷ viên Hội đồng nhà nước đã có một bài phát biểu, trong đó bà nói: “Tôi ước mong có sự tôn trọng lẫn nhau giữa các chủng tộc và các tôn giáo. Điều này sẽ giúp cải thiện hoà bình và sự ổn định, ngăn ngừa xung đột tôn giáo. Cần phải giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi sự thù hận được phục hồi. Cùng nhau tham gia và cộng tác vào việc xây dựng quốc gia.”
Ông Al Haj U Aye Lwin, người đứng đầu Trung tâm Hồi giáo Myanmar, tuyên bố: “Vào thời điểm này, khi mà sự kích động hận thù tôn giáo lan rộng, hơn bao giờ hết xã hội của chúng ta cần hoà bình. Các vị lãnh đạo tôn giáo có trách nhiệm sửa sai những ai có hành vi không đúng.”
Đức Hồng y Charles Maung Bo, Tổng Giáo mục Yangon, bảo đảm rằng “tổ chức các tôn giáo sẽ tiếp tục làm việc để có được hoà bình”. Chính vì thế dự kiến sẽ có một diễn đàn tiếp theo vào tháng 11.
Cha Joseph Maung Win, Tổng Thư ký của Tổ chức các Tôn giáo vì Hoà bình và Giám đốc Caritas Tổng Giáo phận Yangon, nói với Hãng tin Asia News: “Trong những năm gần đây chúng tôi nhận thấy chính quyền có nhiều nỗ lực trong việc chống lại các ý thức hệ kích động thù hận. Tôn giáo không phải là vấn đề, nhưng là giải pháp. Trước đây, chính quyền lạm dụng tình cảm tôn giáo nhưng ngày nay chúng tôi chứng kiến một hiện tượng mới: các vị lãnh đạo các tôn giáo trở thành những người có ảnh hưởng và quan trọng trong quá trình hoà giải.”
Theo Cha Win, có một mối liên hệ trực tiếp giữa tiến trình của đất nước và chuyến tông du lịch sử của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Myanmar. Cha nói: “Sau cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha, các hoạt động của chúng tôi đã gia tăng. Hiện nay, chính phủ cho chúng tôi nhiều cơ hội hơn để đóng góp cho hoà bình. Trước đây chúng tôi không thể hoạt động trong các khu vực xung đột, trong khi hiện nay Tổ chức các Tôn giáo vì Hoà bình và Tổ chức Liên tôn hiện diện ở một số khu vực đang có vấn đề nhất như ở Kachin, Rakhine.”
Cha Joseph Maung Win, Tổng Thư ký của Tổ chức các Tôn giáo vì Hoà bình và Giám đốc Caritas Tổng Giáo phận Yangon, nói với Hãng tin Asia News: “Trong những năm gần đây chúng tôi nhận thấy chính quyền có nhiều nỗ lực trong việc chống lại các ý thức hệ kích động thù hận. Tôn giáo không phải là vấn đề, nhưng là giải pháp. Trước đây, chính quyền lạm dụng tình cảm tôn giáo nhưng ngày nay chúng tôi chứng kiến một hiện tượng mới: các vị lãnh đạo các tôn giáo trở thành những người có ảnh hưởng và quan trọng trong quá trình hoà giải.”
Theo Cha Win, có một mối liên hệ trực tiếp giữa tiến trình của đất nước và chuyến tông du lịch sử của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Myanmar. Cha nói: “Sau cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha, các hoạt động của chúng tôi đã gia tăng. Hiện nay, chính phủ cho chúng tôi nhiều cơ hội hơn để đóng góp cho hoà bình. Trước đây chúng tôi không thể hoạt động trong các khu vực xung đột, trong khi hiện nay Tổ chức các Tôn giáo vì Hoà bình và Tổ chức Liên tôn hiện diện ở một số khu vực đang có vấn đề nhất như ở Kachin, Rakhine.”
Ngọc Yến