ĐTC Phanxicô gặp Đại hội Giáo phận Roma
Đức Thánh Cha đã gặp các giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân và ngài đã phát biểu ứng khẩu, sau khi nghe một linh mục nói về tình hình của Giáo phận Roma, trong nhiều năm qua đã trở thành “vùng đất truyền giáo” với các giáo xứ được sử dụng như là “các nhà phân phối bí tích” và các linh mục giảm sút chỉ còn như là “các quản trị viên”.
ĐTC Phanxicô gặp Đại hội Giáo phận Roma
Lúc 7giờ tối thứ Năm 9/5, tại Đền thờ Thánh Gioan Laterano, Đức Thánh Cha gặp các thành phần dân Chúa của Giáo phận Roma, là giáo phận của ngài. Giáo hoàng là Giám mục Roma. Chủ đề của lần gặp này là “ký ức” và “hoà giải”.
Đức Thánh Cha đã gặp các giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân và ngài đã phát biểu ứng khẩu, sau khi nghe một linh mục nói về tình hình của Giáo phận Roma, trong nhiều năm qua đã trở thành “vùng đất truyền giáo” với các giáo xứ được sử dụng như là “các nhà phân phối bí tích” và các linh mục giảm sút chỉ còn như là “các quản trị viên”. Sau đó, có những chứng từ của một phụ nữ trẻ, một cặp vợ chồng; và Cha Benoni Ambarus, Giám đốc Caritas Roma, đã nói về vấn đề nghèo làm ảnh hưởng đến một nửa dân số Thủ đô: “Đó là một thực tế làm trầy xước bên trong”.
Sự nguy hiểm của văn hoá thế tục
Từ những phản ánh trên, Đức Thánh Cha đã đề cập vấn đề liên quan đến các cuộc bạo loạn mới đây ở ngoại ô Roma, đã nói lên thực tế rằng trong nhiều khu phố của Roma có cuộc chiến giữa những người nghèo: phân biệt đối xử, bài ngoại, và thậm chí là phân biệt chủng tộc. Đức Thánh Cha nói: “Hôm nay tôi đã gặp 500 người Roma tại Vatican và tôi nghe thấy những điều đau đớn. Sự bài ngoại. Hãy cẩn thận vì hiện tượng văn hóa thế tục, ít nhất là ở châu Âu, của chủ nghĩa dân túy đang lớn dần, gieo rắc nỗi sợ hãi.”
Do đó, có một lời cảnh báo: “Khốn cho những kẻ coi thường người khác và coi thường những người nhỏ bé. Chỉ một lúc là được phép nhìn từ trên cao xuống, để giúp người khác vươn lên, nhưng những lúc khác thì không được phép. Không có gì biện minh cho sự khinh miệt của chúng ta. Ai không khiêm nhường mà lại khinh miệt thì sẽ không bao giờ là người loan báo Tin Mừng tốt, bởi vì họ sẽ không bao giờ nhìn thấy xa hơn những vẻ bề ngoài.”
Giáo hội cần sự chông chênh
Đức Thánh Cha nói: “Cám dỗ đầu tiên có thể đến sau khi lắng nghe tất cả những khó khăn hiện tại, đó là chúng ta phải sắp xếp lại thành phố, sắp xếp lại giáo phận, đặt mọi thứ vào đúng vị trí của nó, sắp đặt trật tự. Nhưng điều này là nhìn vào mình. Vâng, mọi thứ sẽ được sắp xếp lại và chúng ta sẽ sắp đặt đâu vào đấy một “bảo tàng” giáo hội của thành phố. Điều này có nghĩa là thuần hoá mọi sự: những người trẻ, trái tim mọi người, gia đình, làm mọi sự đều đặn, mọi thứ hoàn hảo… Đó sẽ là tội lớn nhất của tinh thần thế tục, đi ngược với Tin Mừng.”
“Đây không phải là vấn đề sắp xếp lại”, Đức Thánh Cha nói, “hôm nay chúng ta được mời gọi giữ sự chông chênh. Chúng ta không thể làm điều gì đó tốt, theo Tin Mừng, nếu chúng ta sợ sự chông chênh. Chúng ta phải đưa tay cầm lấy nó. Đây là những gì Chúa nói với chúng ta, bởi vì Tin Mừng là một giáo thuyết chông chênh. Hãy nắm lấy Các Mối Phúc. Chúng xứng đáng là giải thưởng Nobel của sự chông chênh.”
Giáo hội đẹp không phải vì chức năng
Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo trước nguy cơ có “một Giáo phận đẹp về chức năng”. Ngài đưa ra ví dụ của “một giáo phận có tất cả mọi thứ được chức năng hóa: toà nhà này, toà nhà khác, với năm sáu chuyên gia học hành đủ loại, có nhiều nhân viên hơn cả Vatican! Và giáo phận đó – tôi không muốn nhắc tên – ngày càng đi xa Chúa Giêsu Kitô vì nó tôn thờ sự hài hòa. Đó không phải là đẹp mà là thế giới chức năng”.
Đức Giáo hoàng kêu gọi, giữa những tiếng vỗ tay của những người tham dự, chúng ta phải biết “lắng nghe tiếng kêu của giáo phận” và “sống với trái tim” chứ không phải “với những ý tưởng, kế hoạch mục vụ, tính hiếu kỳ, giải pháp làm sẵn”. Nguy cơ rất nghiêm trọng, đó là trở thành “một Giáo hội điếc trước tiếng khóc của người dân, điếc không nghe tiếng kêu của thành phố”.
Giáo hội cần sự khiêm nhường
Đức Thánh Cha nhắc nhớ đến bài phát biểu của ngài trước Hội nghị Giáo hội toàn quốc năm 2015 tại Firenze. Ngài nói đến chủ đề khiêm nhường: “Việc cải cách Giáo hội bắt đầu bằng sự khiêm nhường nhờ được sinh ra và lớn lên bằng sự hạ mình”. Do đó, ngài nhắc “nhiều người làm phụng vụ sai, họ không học cách xông hương tốt: thay vì xông hương cho Chúa, họ tự xông hương mình.”
Đức Thánh Cha cũng chống lại “tội lỗi gương soi”, đó là “tính tự yêu mình” hay “tự quy chiếu”. Và đối với các linh mục, ngài khuyên không nên “bị ám ảnh bởi số ít con cừu còn lại trong chuồng”: “Nhiều người bỏ vai trò mục tử của mình để trở thành người trông nom, chải chuốt cho những con cừu xinh đẹp và dành hết thời gian cho chúng.” (CSR_2839_2019)
Đức Thánh Cha đã gặp các giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân và ngài đã phát biểu ứng khẩu, sau khi nghe một linh mục nói về tình hình của Giáo phận Roma, trong nhiều năm qua đã trở thành “vùng đất truyền giáo” với các giáo xứ được sử dụng như là “các nhà phân phối bí tích” và các linh mục giảm sút chỉ còn như là “các quản trị viên”. Sau đó, có những chứng từ của một phụ nữ trẻ, một cặp vợ chồng; và Cha Benoni Ambarus, Giám đốc Caritas Roma, đã nói về vấn đề nghèo làm ảnh hưởng đến một nửa dân số Thủ đô: “Đó là một thực tế làm trầy xước bên trong”.
Sự nguy hiểm của văn hoá thế tục
Từ những phản ánh trên, Đức Thánh Cha đã đề cập vấn đề liên quan đến các cuộc bạo loạn mới đây ở ngoại ô Roma, đã nói lên thực tế rằng trong nhiều khu phố của Roma có cuộc chiến giữa những người nghèo: phân biệt đối xử, bài ngoại, và thậm chí là phân biệt chủng tộc. Đức Thánh Cha nói: “Hôm nay tôi đã gặp 500 người Roma tại Vatican và tôi nghe thấy những điều đau đớn. Sự bài ngoại. Hãy cẩn thận vì hiện tượng văn hóa thế tục, ít nhất là ở châu Âu, của chủ nghĩa dân túy đang lớn dần, gieo rắc nỗi sợ hãi.”
Do đó, có một lời cảnh báo: “Khốn cho những kẻ coi thường người khác và coi thường những người nhỏ bé. Chỉ một lúc là được phép nhìn từ trên cao xuống, để giúp người khác vươn lên, nhưng những lúc khác thì không được phép. Không có gì biện minh cho sự khinh miệt của chúng ta. Ai không khiêm nhường mà lại khinh miệt thì sẽ không bao giờ là người loan báo Tin Mừng tốt, bởi vì họ sẽ không bao giờ nhìn thấy xa hơn những vẻ bề ngoài.”
Giáo hội cần sự chông chênh
Đức Thánh Cha nói: “Cám dỗ đầu tiên có thể đến sau khi lắng nghe tất cả những khó khăn hiện tại, đó là chúng ta phải sắp xếp lại thành phố, sắp xếp lại giáo phận, đặt mọi thứ vào đúng vị trí của nó, sắp đặt trật tự. Nhưng điều này là nhìn vào mình. Vâng, mọi thứ sẽ được sắp xếp lại và chúng ta sẽ sắp đặt đâu vào đấy một “bảo tàng” giáo hội của thành phố. Điều này có nghĩa là thuần hoá mọi sự: những người trẻ, trái tim mọi người, gia đình, làm mọi sự đều đặn, mọi thứ hoàn hảo… Đó sẽ là tội lớn nhất của tinh thần thế tục, đi ngược với Tin Mừng.”
“Đây không phải là vấn đề sắp xếp lại”, Đức Thánh Cha nói, “hôm nay chúng ta được mời gọi giữ sự chông chênh. Chúng ta không thể làm điều gì đó tốt, theo Tin Mừng, nếu chúng ta sợ sự chông chênh. Chúng ta phải đưa tay cầm lấy nó. Đây là những gì Chúa nói với chúng ta, bởi vì Tin Mừng là một giáo thuyết chông chênh. Hãy nắm lấy Các Mối Phúc. Chúng xứng đáng là giải thưởng Nobel của sự chông chênh.”
Giáo hội đẹp không phải vì chức năng
Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo trước nguy cơ có “một Giáo phận đẹp về chức năng”. Ngài đưa ra ví dụ của “một giáo phận có tất cả mọi thứ được chức năng hóa: toà nhà này, toà nhà khác, với năm sáu chuyên gia học hành đủ loại, có nhiều nhân viên hơn cả Vatican! Và giáo phận đó – tôi không muốn nhắc tên – ngày càng đi xa Chúa Giêsu Kitô vì nó tôn thờ sự hài hòa. Đó không phải là đẹp mà là thế giới chức năng”.
Đức Giáo hoàng kêu gọi, giữa những tiếng vỗ tay của những người tham dự, chúng ta phải biết “lắng nghe tiếng kêu của giáo phận” và “sống với trái tim” chứ không phải “với những ý tưởng, kế hoạch mục vụ, tính hiếu kỳ, giải pháp làm sẵn”. Nguy cơ rất nghiêm trọng, đó là trở thành “một Giáo hội điếc trước tiếng khóc của người dân, điếc không nghe tiếng kêu của thành phố”.
Giáo hội cần sự khiêm nhường
Đức Thánh Cha nhắc nhớ đến bài phát biểu của ngài trước Hội nghị Giáo hội toàn quốc năm 2015 tại Firenze. Ngài nói đến chủ đề khiêm nhường: “Việc cải cách Giáo hội bắt đầu bằng sự khiêm nhường nhờ được sinh ra và lớn lên bằng sự hạ mình”. Do đó, ngài nhắc “nhiều người làm phụng vụ sai, họ không học cách xông hương tốt: thay vì xông hương cho Chúa, họ tự xông hương mình.”
Đức Thánh Cha cũng chống lại “tội lỗi gương soi”, đó là “tính tự yêu mình” hay “tự quy chiếu”. Và đối với các linh mục, ngài khuyên không nên “bị ám ảnh bởi số ít con cừu còn lại trong chuồng”: “Nhiều người bỏ vai trò mục tử của mình để trở thành người trông nom, chải chuốt cho những con cừu xinh đẹp và dành hết thời gian cho chúng.” (CSR_2839_2019)
Văn Yên, SJ